Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Truyền đạt, truyền lửa, truyền thành công!

Hẳn chúng ta vẫn nhớ đến bài phát biểu của Steve Jobs - Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) vào tháng 6/2005. Không hô hào khẩu hiệu, chẳng kể lể thành tích, nhưng bài diễn thuyết của ông đã gây chấn động lớn ở buổi lễ và trên mạng Internet toàn cầu sau đó.

Không bàn tới nội dung của bài phát biểu vốn dĩ quá đột phá và xuất sắc, ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh góp phần giúp bài diễn thuyết của Steve thành công rực rỡ: đấy là phương cách truyền đạt hoàn hảo của ông với phong cách và sự chuẩn bị nội dung không thể chê vào đâu được.

Bạn không phải là Steve Jobs, tuy nhiên nếu bạn là một nhà quản lý giỏi, hẳn bạn cũng đã và đang trang bị cho mình một phong cách truyền đạt rất riêng cho bản thân để hỗ trợ cho công việc, bởi kỹ năng giao tiếp và truyền đạt luôn nằm ở phần đầu trong danh sách các kỹ năng bắt buộc của người quản lý. Bên cạnh phương pháp riêng của mình, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau.






Chuẩn bị thông tin thật kỹ Dù là một bài diễn văn quan trọng, một email giao việc hay chỉ là một đôi câu nói hướng dẫn, thì điều kiện đầu tiên của thông tin vẫn là phải đầy đủ, có bố cục chặt chẽ, có dàn ý rõ ràng. Bạn nên nghĩ kỹ về những điều mình sẽ nói/viết, có mở đầu, diễn giải và kết thúc không, đã đủ các ý cần nêu chưa, các ý ấy đã rõ ràng dễ hiểu chưa, có nguyên nhân, mục đích gì… Một thông tin được chuẩn bị tốt sẽ là khởi đầu của thành công, và ngược lại, việc chuẩn bị thông tin kém sẽ đem lại sự trắc trở cho công việc, bắt nguồn từ việc nhân viên không hiểu gì về đều bạn muốn truyền đạt, hoặc là hiểu sai ý, kiểu như ông nói gà mà bà nghe thành vịt. Chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được từ mà mình viết hoặc nói ra, chỉ cần chúng ta thực sự chú ý.


Chỉ một thông điệp chínhMột lần truyền đạt tốt nhất chỉ nên chứa một thông điệp chính. Bởi trí nhớ và tốc độ tiếp nhận thông tin của con người có giới hạn, truyền đạt quá nhiều thông điệp hoặc đưa quá nhiều thông tin không cần thiết sẽ khiến nhân viên cảm thấy rối rắm, chẳng biết đâu mà lần, chẳng biết phải thực hiện việc gì. Bên cạnh đó, thông tin nên ngắn gọn, không vòng vo quanh quẩn (nhất là trong các bài nói) mà nên đi thẳng vào chủ đề chính sau một câu mở đầu.

Nhấn mạnh và lặp lại Đề cập đến "dàn ý" ngay từ đầu là phương pháp rất phổ biến và hiệu quả để cho người nghe có thể hình dung và nhớ được nội dung của thông tin. Phương pháp lặp ở cuối cùng để nhấn mạnh ý chính và gây ấn tượng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các bạn cứ để ý phần mềm Word có công cụ Bold (B - tô đậm), Italic (I - in nghiêng) và Underline (U – gạch dưới). Trong phần truyền đạt của mình dù là nói hay viết, bạn hãy tận dụng các chức năng này để nhấn mạnh các ý chính, tuy nhiên hãy nhớ đừng lạm dụng quá mức khiến người nghe/ đọc cảm thấy rối rắm.

Lắng nghe và thảo luận Một nhà quản lý biết cách truyền đạt tốt luôn tìm hiểu xem nhân viên đã nắm rõ vấn đề chưa, đặt những câu hỏi cho nhân viên, khuyến khích nhân viên thảo luận, hỏi lại mình, tranh luận cùng mình. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến của nhân viên sẽ giúp nhà quản lý bổ sung thông tin, có được ý tưởng mới, hoàn thiện kế hoạch, nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng hơn.

Thái độ truyền đạtThái độ truyền đạt là một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định phần truyền đạt của bạn có thành công hay không. Thái độ ấy ẩn chứa trong cách dùng ngôn từ, trong biểu cảm của giọng nói và trong ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn dùng từ ngữ quá cao ngạo, đầy mệnh lệnh, giọng nói của bạn lạnh lùng, thái độ của bạn quá thô lỗ thì hẳn nhân viên của bạn ngoài việc “run như cầy sấy” hoặc đầy bất mãn, sẽ chẳng còn tâm tư đâu tiếp nhận thông tin của bạn. Một gương mặt thân thiện, không cần phải cười nhiều nhưng toát ra vẻ gấn gũi, ngôn ngữ cơ thể đúng mực, không quá thân mật nhưng cũng không xa cách, ngôn từ chừng mực, đơn giản, rõ ràng dễ hiểu sẽ giúp cho việc truyền đạt của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Ngoài ra, người quản lý nên điều chỉnh cách nói/viết của mình cho phù hợp với nhân viên tùy theo trình độ, tuổi tác, văn hóa... Với người già không nên nói qua nhanh, với thanh niên thì đừng nên nói quá chậm hoặc tác phong chậm chạp sẽ gây hiệu ứng không tốt khi giao tiếp với nhau.

Ở những công ty nhỏ và vừa, do số lượng nhân viên ít đặc thù văn hóa công ty cởi mở gần gũi hơn, nên khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên có thể thu hẹp, tựa như anh em, bạn bè, vì vậy, việc truyền đạt cũng có thể bớt theo khuôn khổ mà linh động hơn. Tuy nhiên trên cơ bản vẫn nên thực hiện theo các bước đã nêu (có đơn giản hóa đi), giữa sếp và nhân viên cũng nên có một khoảng cách nhất định, không thể đi quá giới hạn, kiểu như sếp và nhân viên bằng tuổi xưng hô “mày tao”...

Truyền đạt là truyền lửaTrên tất cả, mục đích của việc truyền đạt thông tin là để thực hiện công việc trôi chảy, kinh doanh thuận lợi, công ty thành công. Để đạt được điều đó, mỗi nhân viên trong công ty phải hiểu được sứ mạng của công ty cũng như sứ mạng của bản thân. Nhiệm vụ của một nhà quản lý là truyền đạt để nhân viên nắm rõ và cố gắng hết sức thực hiện sứ mạng đó, vì bản thân họ (thu nhập, thăng tiến) và vì công ty. Chính vì thế, một khi người quản lý đốt lên được ngọn lửa đam mê công việc cho chính bản thân mình, tìm được lý tưởng sống và làm việc của mình, thì ngọn lửa đó sẽ lan tỏa đến nhân viên một cách tự nhiên và bền vững, thắp lên trong lòng nhân viên những khát vọng, ước mơ cống hiến và đột phá, thay đổi, vươn lên. Như bức thư gửi nhân viên nổi tiếng của Bill Gates, như bài diễn thuyết thế kỷ của Steve Jobs đã làm được.

Nguồn từ http://advice.vietnamworks.com/vi/career/bi-quyet-thang-tien/truyen-dat-truyen-lua-truyen-thanh-cong.html

XEM THÊM BÀI KHÁC TẠI ĐÂY.

..............

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

10 câu nói bất hủ của Bill Gates




Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”->

Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”->

Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”

Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”

Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”->

Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.” ->

Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”->

Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”->

Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.


9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”->


Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.


10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”->


Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.






10 phẩm chất cần có của một chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp


Một số nghiên cứu về kỹ năng và tính cách của các chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp - những người thành công trong việc lôi cuốn, thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của họ, đã cho thấy rằng, ít nhất có 10 phẩm chất quan trọng để tạo nên một người bán hàng cừ khôi. Bạn có muốn khám phá 10 phẩm chất đó?

Nếu muốn cải thiện hoạt động bán hàng của mình, bạn không thể bỏ qua những phẩm chất này. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và xem xét xem liệu bạn đã có bao nhiêu trong số 10 tính cách của một chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp. Nếu bạn không tìm thấy những tính cách trên trong hoạt động bán hàng của mình, hãy tìm cách học hỏi, rèn luyện để tạo ra chúng.1. Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó

1. Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó

Cho dù theo đuổi bất cứ loại hình kinh doanh nào, một người bán hàng chuyên nghiệp luôn có những lý do mạnh mẽ đằng sau mong muốn hướng tới thành công. Lý do lập nghiệp của tôi là muốn chứng tỏ bản thân cho cha mẹ thấy rằng tôi hoàn toàn có đủ bản lĩnh để làm chủ cuộc đời mình. Tôi rời trường cao đẳng chỉ sau 90 ngày nhập học khi biết rằng nền tảng giáo dục cơ bản không phù hợp với tôi. Cha mẹ tôi đặt rất nhiều hy vọng vào tôi và họ cảm thấy vô cùng thất vọng với hành động bỏ học này. Cha tôi đã từng nói: “Mẹ và bố luôn yêu quý con, thậm chí cả khi con không thành đạt”. Đó chính là cuộc nói chuyện đầu tiên đem lại cho tôi động cơ phấn đấu, và nó đã nhen nhóm trong tôi niềm đam mê trở thành một con người thành công nhất, qua đó để chứng tỏ cho cha mẹ thấy một vài điều gì đó. Bạn đang cố gắng chứng minh điều gì? Và với ai? Bạn phải biết lý do tại sao bạn lựa chọn loại hình kinh doanh của riêng mình.

2. Sự quan tâm tới người khác

Nếu bạn mong muốn có được những thành công trong kinh doanh, bạn phải thực sự quan tâm tới mọi người xung quanh và làm sao để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Bạn phải học cách làm sao để khách hàng bộc lộ bản thân, khiến họ cảm thấy mình quan trọng và thấu hiểu khách hàng đủ sâu sắc để xác định bạn có thể làm gì giúp họ.

3. Niềm tin và sức mạnh

Những người bán hàng chuyên nghiệp luôn bộc lộ một niềm tin và sức mạnh trong cách mà họ nói cũng như cách hành động của mình. Mọi cử chỉ, dáng điệu của họ thường toát lên vẻ lịch sự. Họ mặc những bộ quần áo trang nhã. Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách sáng tạo. Nếu bạn không chắc chắn lắm về tính cách này, hãy thử hỏi một ai đó mà bạn tin tưởng để họ đánh giá bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích.

4. Sự cảm thông

Để thành công, bạn phải cân bằng giữa cái tôi cá nhân với nhu cầu cần thiết kèm theo một sự nồng ầm chân thật. Sự quan tâm chân thành tới hạnh phúc của những người mà bạn giao dịch sẽ tạo ra mối quan hệ tin tưởng qua đó cho phép bạn phục vụ không chỉ những mong đợi của bản thân mà còn của bạn bè, người thân và những người quen biết mà rất có thể họ sẽ kể về bạn, về công ty bạn cho vô số những người khác nghe.

5. Hướng trọng tâm vào các mục tiêu

Nếu thực sự nghiêm túc với các hoạt động kinh doanh của mình, bạn cần đặt ra những mục tiêu rõ ràng và chuyển tải chúng thành văn bản. Bạn biết chính xác những gì bạn đang nỗ lực phấn đấu và mong đợi khi nào thì những mục tiêu đề ra được hoàn thành. Nhận thức được tương lai của mình, bạn sẽ tập trung hơn vào công việc kinh doanh mỗi ngày sao cho hiệu quả nhất.

6. Kiên trì và bền bỉ

Các nhà bán hàng chuyên nghiệp luôn biết lập kế hoạch một cách hiệu quả nhất nhằm tiến từng bước vững chắc trên con đường đi đến mục tiêu đề ra. Họ dựa trên những hệ thống đã được chứng minh tính hiệu quả để hoạch định thời gian biểu và học hỏi những sách lược quản lý thời gian hữu hiệu nhất.

7. Nhiệt tình ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất

Quá khứ là không thể thay đổi cũng như không thể kiểm soát được tương lai, vì vậy, bạn phải sống cho ngày hôm nay, hãy làm những điều tốt nhất có thể để mỗi ngày trôi qua là một ngày của sự hoàn thành công việc và đạt được các mục tiêu đề ra. Khi bạn đương đầu với một tình huống khó khăn có thể “bòn rút” sự nhiệt tình của bạn, hãy hình dung nó một cách rõ ràng cả trong tâm trí lẫn trên giấy tờ. Sau đó quay lại đối mặt với nó và để cảm xúc của bạn trở lại bình thường. Và rồi bạn sẽ nhìn nhận lại vấn đề với đầu óc tỉnh táo và nhẹ nhàng. Một cách thoải mái, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi phần lớn các trường hợp đều không quá tệ hại như những gì bạn suy nghĩ ban đầu.

8. Làm việc với quan điểm tích cực

Hãy biết giữ vững tính tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực. Đừng cho phép sự tiêu cực lấy đi sinh lực của bạn hay cám dỗ bạn đi lệch khỏi con đường mà bạn đã lựa chọn.

9. Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc

Những doanh nhân thành công luôn luôn biết quý trọng khách hàng. Họ thấu hiểu ý nghĩa của một câu thành ngữ cổ: Bạn phải bỏ tiền bạc ra để có được tiền bạc, và niềm tin tín ngưỡng đó chính là vấn đề con người. Họ đầu tư một cách khôn ngoan vào những điều đem lại sự tốt đẹp cho các khách hàng mà họ phục vụ.

10. Một sự đầu tư nghiêm túc từ trong tâm trí

Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp là những người học hỏi suốt đời. Tôi biết rằng bạn sẽ có được tính cách đó đơn giản chỉ bởi bạn đang đọc bài viết này. Hãy đặt ra mục tiêu trở thành người học hỏi suốt đời, và bạn sẽ không bao giờ gặp phải những khoảnh khắc ngớ ngẩn. Hơn thế nữa, bạn sẽ có được những thành công kỳ diệu trong bất cứ điều gì mà bạn đặt ra trong tâm trí là cần phải học hỏi!

20 điều tuyệt vời và xấu xí của web




Cách đây 2 thập kỷ, nhà khoa học Tim Berners-Lee quyết định xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin, được coi là tiền thân của web ngày nay. Khi ấy, ông không thể hình dung phát minh đó ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày web ra đời, các chuyên gia công nghệ đã liệt kê những mặt tốt và xấu của thế giới online:

** 10 điều thú vị của web

Video

Công nghệ web, máy ảnh giá rẻ, điện thoại camera và các dịch vụ như YouTube đã mang đến cho mỗi người một kênh thông tin để đăng tải những hình ảnh họ thu được và tạo nên xu hướng chia sẻ nội dung kiểu mới. Nói cách khác, mọi người có thể trở thành ngôi sao cả khi họ không xinh, ít tiền, thậm chí hát dở tệ.

Sự hài hước

Một trong các đặc điểm được đánh giá cao nhất trên web là khả năng lan truyền những câu chuyện gây cười. Những đoạn video vui, một câu bình luận châm biến hay hình ảnh đã được Photoshop cho thấy tiếng cười trên Internet là vô hạn.

Game online

Ngày trước, người chơi game máy tính thường là những anh chàng cô đơn, suốt ngày trong phòng ôm lấy màn hình. Game online ra đời, thu hút hàng triệu người kể cả phụ nữ, trẻ con và người cao tuổi. Họ vẫn dành nhiều thời gian tham gia nhưng không cô đơn mà còn hình thành nên những cộng đồng ảo và liên tục gặp gỡ nhau ngoài đời (offline).

Lưu giữ lịch sử
Bảo tồn giá trị lịch sử đang là khía cạnh ít người để ý trên web. Nhưng đây chính là công cụ hữu hiệu để mọi người ghi lại những sự kiện đang diễn ra trên toàn thế giới nhằm chia sẻ cho nhau cũng như lưu giữ cho thế hệ sau.

Giao thoa văn hóa

Người ta vẫn hay nói đến những "cú sốc văn hóa" khi rơi vào môi trường lạ với ngôn ngữ khác, lối sống khác, tập tục khác. Mạng xã hội trực tuyến và các công cụ tìm kiếm đã phần nào khắc phục vấn đề này khi mang đến cái nhìn sâu hơn cho người đọc về những vùng miền họ chuẩn bị khám khá.

Hoạt động xã hội

Các nhà hoạt động xã hội nhận thấy sức mạnh của web trong việc tổ chức, trao đổi thông tin hiệu quả hơn, như xây dựng website để chỉ trích chính sách của các chính trị gia, hoặc chê bai dịch vụ của nhà cung cấp, điều trước đây người ta chỉ có thể than phiền với bạn bè, người thân.
Thương mại điện tử
Website mua sắm, rao vặt, đấu giá trực tuyến... giúp đưa mô hình kinh doanh kiểu cũ lên Internet. Người sử dụng máy tính có thể ngồi một chỗ để khảo giá và xem xét mẫu mã sản phẩm trên nhiều gian hàng. Khoảng cách về địa lý cũng được xóa bỏ khi họ dễ dàng đặt mua và thanh toán những món đồ ở nước ngoài.

Tính trung lập

Bình đẳng cũng là đặc tính được ca ngợi nhiều nhất trên web. Ai cũng có thể bình luận, ủng hộ hay phản đối một sự kiện nào đó. Ngược lại, họ sẽ phải chấp nhận rủi ro khi thông tin liên quan đến họ bị đăng tải trên mạng.

Cơ hội kinh doanh

50 năm trước đây, để xây dựng một doanh nghiệp nhỏ, người ta phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức. Còn ngay nay, họ chỉ cần khoản tiền nhỏ để mua tên miền và khả năng biến những ý tưởng của họ thành hiện thực, như anh chàng triệu phú pixel.

Kho thông tin khổng lồ

Đây chính là điều hấp dẫn số một của web bởi nó cung cấp các dữ liệu đa chiều, từ sách báo, tạp chí, tài liệu của chính phủ đến những thông tin do người sử dụng góp nhặt được để mọi người đối chiếu và tổng hợp thành tri thức của riêng mình.
10 điểm xấu xí của web

1. Những phiền toái của quảng cáo trên trình duyệt
2. Lộ quá nhiều thông tin cá nhân qua Twitter, Facebook, MySpace, YouTube...
3. Hỗ trợ âm mưu, gián điệp như dùng bản đồ Google Maps để lên kế hoạch tấn công một địa điểm.
4. Những trào lưu, sự bắt chước khó chịu.
5. Dễ theo dõi các hoạt động của người khác qua công cụ tìm kiếm.
6. Nghiện Internet đến mức xa lạ với cuộc sống thực.
7. Nội dung khiêu dâm, đồi trụy bị phát tán mạnh.
8. Virus và các phần mềm chứa mã độc.
9. Nguy cơ lừa đảo trực tuyến.
10. Thông tin sai sự thật nhằm đánh bóng tên tuổi, nói xấu người khác và để tuyên truyền, kích động cho các mục đích xấu.

(-Theo Vn E)

Triệu phú pixel' 21 tuổi



"Triệu phú pixel" 21 tuổi





Tác giả và tác phẩm. Ảnh: BBC


Alex Tew, sinh viên năm thứ 3 đến từ một thị trấn nhỏ của Anh, đã kiếm được 1 triệu USD trên Internet chỉ trong 4 tháng. Cậu kinh doanh phim sex hay buôn ma túy? Không, Tew chỉ bán "pixel", những chấm nhỏ màn hình trên trang web của cậu.
Gia đình Tew gặp khó khăn về tài chính. Nằm trong căn phòng nhỏ, cậu trăn trở liệu có cách nào kiếm thật nhiều tiền để đóng học phí. 20 phút sau, ý tưởng về trang chủ "1 triệu USD" ra đời và cậu bỏ ra 50 USD để mua tên miền milliondollarhomepage.com. Tew dự định sẽ chia trang web thành 1 triệu điểm và bán mỗi chấm 1 USD cho bất cứ ai muốn đặt logo quảng cáo. Một hình vuông 10 x 10 pixel, tương đương với một chữ cái, sẽ có giá 100 USD.

Bắt đầu từ tháng 8, Tew bán một số phần trên site cho anh em và bạn bè. Khi nắm trong tay 1.000 USD, cậu quyết định quảng bá trên báo chí và ngay lập tức, các công ty thuộc mọi lĩnh vực từ site kết bạn, casino, kinh doanh bất động sản đến cả Thời báo London cũng bỏ tiền ra mua vài chục pixel để đặt link dẫn tới trang chính của họ. Một số coi đây như một trò vui, trong khi nhiều người các nhận thấy giá trị quảng bá thực sự mà chỉ tốn một khoản chi phí nhỏ so với kiểu quảng cáo trực tuyến thông thường.


(Ảnh chụp màn hình)

Cho tới nay, khoảng 911.800 pixel đã kín các logo và trang chủ của Tew giờ trông như quảng trường Thời đại (New York) trực tuyến với đủ sắc màu rực rỡ. "Tôi sẽ tự thưởng cho mình một chiếc xe hơi. Kể ra cũng thật khó để vừa học vừa điều hành site", Tew cho biết.
Nhưng cậu không phải lo lắng nhiều. Một số hãng Internet quá ấn tượng với kiểu kinh doanh độc đáo của chàng thanh niên 21 tuổi này đã đề nghị cậu những vị trí hấp dẫn trong công ty. "Tôi chưa từng nghĩ mọi chuyện lại tốt đẹp thế. Công việc và những lời mời từ các nhà đầu tư... tôi vẫn không dám tin vào chính mình", Tew nói.
1.000 pixel còn lại đang được rao bán trên eBay và tại thời điểm này, mức giá đã lên tới 152.100 USD. "Sẽ không có website thứ hai bởi tôi muốn duy trì tính độc đáo, điều mà khách hàng luôn đánh giá cao. Sự quan tâm đang đổ dồn vào 1.000 pixel cuối cùng và có vẻ tôi sẽ nhận được một món hời", Tew khẳng định.

P.T. (theo BBC