Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Một số thủ thuật SEO




Hiện giờ bạn đã và đang đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việt tạo một website, bạn muốn chắc rằng người ta tìm ra nó. Làm thế nào để đạt được điều đó?


Cỗ máy tìm kiếm xếp hạng nội dung như thế nào?


Khi bạn tìm gì đó trên Internet, bạn có thể vào trang tìm kiếm (máy tìm kiếm) yêu thích và gõ một vài từ khóa. Rồi thì bạn có thể chọn ngay trang web đầu tiên hiển thị trong danh sách và tìm trong đó như thể là nó đã cung cấp thông tin bạn mong muốn. Vị trí của mỗi trang web trong danh sách này phụ thuộc vào "thứ hạng" của nó đối với máy tìm kiếm.


Hầu hết những máy tìm kiếm xếp hạng một trang web dựa vào vị trí và sự xuất hiện thường xuyên của từ khóa trên trang đó so với từ khóa được gõ vào ô tìm kiếm. Máy tìm kiếm thường tìm vị trí của từ khóa trong tiêu đề trang web, từ khóa ở thẻ meta (meta tag), chữ hiển thị trên trang và phần mô tả (description) của thẻ meta.


Một vài mẹo giúp nâng cao thứ hạng của trang web trên máy tìm kiếm


Mỗi máy tìm kiếm có cách thức phân tích vị trí từ khóa và tính toán hay xếp hạng một trang web khác nhau. Tuy nhiên, có vài mẹo tổng quát mà bạn có thể dùng để trang web của bạn đạt được vị trí thích đáng hơn trong danh sách xếp hạng của máy tìm kiếm.
Hãy nghĩ rằng bạn đã tạo một tiêu đề mồ tả trang web của bạn, và trang đó có một vài đoạn văn đầu tiên chứa từ khóa mà bạn nghĩ rằng người ta sẽ dùng để tìm thông tin này. Một vài bước phụ thêm có thể giúp chắc rằng người ta tìm thấy website của bạn:
- Tạo một mô tả cho trang web và thêm nó vào thẻ meta trong trang chủ của bạn.
- Tạo một danh sách các từ khóa cho website (cũng viết web site) của bạn và thêm nó như là thẻ meta trên trang chủ của bạn.
- Phân tích các thẻ meta mà bạn vừa thêm vào trang web của bạn.
- Đăng ký website của bạn với một máy tìm kiếm.
Thẻ meta cung cấp thông tin
Thẻ meta là một loại thẻ HTML đặc biệt mà nó cung cấp thông tin về trang web của bạn nhưng không hiển thị đối với khách viếng thăm trang. Các thẻ meta cung cấp thoong tin như là: ai là người tạo trang, mức độ cập nhật thường xuyên cỡ nào, trang web nói về cái gì, và từ khóa nào mô tả nội dung của trang.
Nhiều máy tìm kiếm dùng các thẻ meta để đánh chỉ số (lập mục lục) cho website (keywords meta tag) và rồi hiển thị mô tả đó trong kết quả tìm kiếm (description meta tag).
Lưu ý: Không phải tất cả máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta. Và cũng nhớ rằng một máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta chưa hẳn đã dùng chúng để tăng thứ hạng của một trang web. Máy tìm kiếm trang web thường liên kết đến các thông tin và cách thức nó sử dụng thông tin như thế nào trong các thẻ meta.
Tạo mô tả (description) cho trang web của bạn
Hãy nghĩ ra một mô tả tóm tắt nội dung website của bạn và nó sẽ mời mọc khán giả bạn nhắm vào xem trang của bạn. Mỗi máy tìm kiếm sẽ có một giới hạn khác nhau đối với số ký tự trong mô tả được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Giới hạn thường từ 150 đến 395 ký tự, vì vậy, theo đó bạn giới hạn mô tả của bạn.
Thêm thẻ meta mô tả vào trang chủ của bạn
Để thêm thẻ meta mô tả vào trang web của bạn, trong chế đọ Page view làm như sau:(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)
1. Ở menu File chọn Properties và bấm vào Custom tab.
2. Dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ mô tả.
4. Trong hộp Value, gõ mô tả cho trang web của bạn.
5. Bấm OK hai lần
Tạo một danh sách từ khóa cho web site của bạn
Khi bạn chọn danh sách từ khóa, hãy luôn nhớ rằng khán giả bạn muốn thu hút và những từ mà họ sẽ thường gõ vào máy tìm kiếm để tìm thông tin (cái mà web site bạn có cung cấp).
Danh sách từ khóa của bạn nên bao gồm cả hình thức số ít lẫn số nhiều của danh từ, một vài từ đồng nghĩa và ngay cả từ viết tắt chính xác, thứ tự quan trọng của chúng. Máy tìm kiếm bỏ qua việc viết hoa / thường. Toàn bộ thẻ meta phải chứa ít hơn 1.024 ký tự.
Thêm thẻ meta từ khóa vào trang chủ của bạn
(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)
Ở chế độ Page view, bạn làm như sau:

1. Ở menu File, bấm Properties, và bấm Custom tab.
2. Bên dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ các từ khóa.
4. Trong hộp Value, gõ từ khóa chỉ mục cho site của bạn, dùng dấu phẩy để phân cách các từ.
5. Bấm OK hai lần.
Vài mẹo cho mô tả và thẻ meta từ khóaMẹo thẻ meta Description (mô tả)- Chúng nên tóm tắt nộidung trang web của bạn.- Hiển thị mô tả được giới hạn từ 150 đến 395 ký tự trong các máy tìm kiếm.
Mẹo thẻ meta Keywords (từ khóa)
- Bao gồm hình thức số ít và số nhiều của danh từ
- Bao gồm vài từ đồng nghĩa
- Bao gồm cả từ viết tắt
- Liệt kê các từ theo thứ tự quan trọng
- Những từ viết hoa bị bỏ qua
- Tất cả thẻ phải chứa ít hơn 1.024 ký tự
Phân tích thẻ meta của bạn
Trước khi đăng trang web của bạn lên máy tìm kiếm, có lẽ bạn cũng muốn xem kết quả cuối cùng để chắc rằng bạn đã dùng các thẻ meta hiệu quả. Hãy chắnc rằng bạn vết đúng chính tả, tiêu đề, nội dung và dữ liệu ở thẻ meta trên các trang phải làm việc cùng nhau để tạo cho website dễ được tìm thấy.
Đăng ký website của bạn với máy tìm kiếm
Sau khi bạn đã thêm mô tả và từ khóa vào website của bạn, và đã phân tích các thẻ meta để chắc rằng bạn đã dùng chúng một cách chính xác / thích hợp, bạn đã sẵn sàng ở bước cuối cùng: đăng ký site của bạn lên một hoặc nhiều máy tìm kiếm. Đăng ký site của bạn rất dễ, nhanh chóng và thứ gì đó bạn có thể dùng trên Internet.
Đọc Registering your FrontPage-based Web site with search engines để có thông tin về cách thức đăng ký site của bạn.
Bạn cũng có thể dùng Submit It! Site Optimization & Search Engine Submissions có sẵn ở website Microsoft Small Business Center để đăng ký địa chỉ URL của bạn vào hàng trăm máy tìm kiếm và thư mục để thẩm định các mẹo máy tìm kiếm.
Để có thông tin về cách submit (gửi đăng ký) site của bạn, dùng thẻ meta, và vị trí tăng tốc cho website của bạn, hãy ghé website Search Engine Watch. Bạn cũng sẽ tìm thấy các mẹo submit đến máy tìm kiếm, danh sách máy tìm kiếm, và nhiều thứ khác tại site này.

(Sưu tầm)

Google PageRank những điều cần biết




Pagerank là một chỉ số quan trọng để so sánh tầm quan trọng giữa các website, chính xác hơn là giữa các Page. Mỗi lần Googe update PR cho các site hay hạ bậc PR của site nào đó to to là lập tức lại xôn xao thành đề tài nóng hổi giữa các webmaster.


Với mục đích cùng hiểu rõ hơn về pagerank, Egoldviet xin đưa ra những điều mình biết về Google Pagerank để mọi người thảo luận.


1. Pagerank là một trong những công cụ Google
đưa ra để đánh giá tầm quan trọng của một website
2. Google coi 1 link từ trang A tới trang B là một VOTE của trang A cho trang B.
Tuy nhiên Google coi mỗi một VOTE có trọng số khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều rất nhiều yếu tố khác nhau của trang A.
3. PageRank được xây dựng dựa trên các liên kết tới trang đó (incoming links), và được tổng hợp từ các yếu tố gồm số lượng liên kết, chất lượng và tính liên quan.
4. Công thức tính PageRank
PR(A) = (1-d) + d(PR(t1)/C(t1) + … + PR(tn)/C(tn)).
Trong đó PR(A) là Pagerank của trang A
t1, t2...tn là các trang liên kết tới trang A
C là số link outbound của trang nguồn t1, t2 ...tn đó (link ra ngoài)
d là hệ số suy giảm (hệ số tắt dần của chuỗi)
Nghe nhức đầu nhỉ, ví dụ nhé Page A của bạn có 3 trang
page B (PR=6)
page C (PR=3) và
page D (PR = 4). Link tới Page B có 3 link dẫn ra ngoài Page C có 6 link dẫn ra ngoài Page D có 12 link dẫn ra ngoài

Vậy PR của A = 0.15 + 0.85*( 6/3 + 3/6 + 4/12) =2 (xấp xỉ)
OK Biết thì biết vậy chứ việc tính toán thủ công khó có khả thi lắm, Ví dụ như Egoldviet.com mặc dù PR mới chỉ là 3 nhưng hiện nay có 13,000 backlink với vài trăm bài viết, việc tự tính toán PR coi như không tưởng. Tuy nhiên nắm được công thức rồi các bạn có thể chủ động hơn khi trao đổi liên kết với các site khác.
Chẳng hạn nếu bạn liên kết với một site PR =7,8 gì đó và site đó chỉ có 1 link outbound dẫn đến bài viết trên site bạn. Wow, quá tuyệt, bét ra bạn sẽ được PR = 6,7. Tuy nhiên nếu một site PR=8 mà bán text link cho hàng trăm link thì cũng đừng có vội mừng mà lao vào mua Ads Text với giá cao.
5. Pagerank được xếp hạng cho từng trang cụ thể chứ không phải cho cả site.
6. Mỗi link liên kết đến đều đóng góp một phần nhất định trong tính toán ra Pagerank nói chung, trừ các link hỏng hoặc từ các site đã bị down, bị banned.
7. Mặc dù được quy tròn theo các bậc chẵn từ 0-10 khi hiển thị, tuy nhiên PR thực sự là một số thực có phần lẻ và bạn phải tích cop dần từng điểm để nâng thứ hạng của mình. Đây là một quá trình đòi hỏi nỗ lực lớn.
8. Google thường update PR theo quí, vì vậy đừng quá nôn nóng sốt ruột, hãy tập trung phát triển nội dung và quảng bá.

Quảng bá Website với Online Video





Mỗi doanh nghiệp, thông qua website của mình, đều mong muốn quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng. Trước đây các doanh nghiệp này thường sử dụng các phương tiện truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình. Sau này, cao hơn nữa là hình thức quảng bá qua Internet. Và quảng bá qua Online Video cũng là một trong những hình thức này.

Đầu tiên, bạn phải tạo một tài khoản trên Google Video. Sau khi bạn đã hoàn thành việc đăng ký và upload video lên Google Video và các trang chia sẻ Video phổ biến khác, công việc bây giờ là làm sao kiếm được nhiều traffic nhất tới online video của bạn.

Sau đây tôi sẽ giới thiệu 3 cách để thu hút được nhiều khách ghé thăm Online Video của bạn chỉ trong vài ngày, thậm chí là trong vài giờ. Đảm bảo đấy!Comment ở các blog hay forum có lượng traffic cao.

Comment ở các blog hay forum có lượng traffic cao.

Việc này có vẻ rất đơn giản nhỉ! Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải để lại các comment hay, sắc sảo, những comment theo dạng spam hay những comment ngớ ngẫn sẽ không giúp gì cho bạn nhiều. Trong những comment này, bạn phải dẫn dắt nội dung thật khéo léo. Vừa mang tính chất comment cho forum hoặc blog, vừa phải đề cập đến online video của bạn. Đây là cách rất hiệu quả trong việc thu hút traffic đối với Online Video, và hiển nhiên, càng nhiều traffic tới online video của bạn thì cũng đồng nghĩa với trang Web của bạn được nhiều người ghé thăm hơn.

Để thuận lợi hơn, bạn nên tiến hành chuẩn bị một số công việc theo trật tự sau:

Trước tiên, bạn nên liệt kê một danh sách các blog hay forum có traffic cao, đặc biệt là có nội dung liên quan đến thị trường mà online video của bạn đang hướng tới. Ví dụ, bạn làm video quảng cáo về sản phẩm may mặc, thời trang, bạn nên tìm những blog hay diễn đàn về may mặc và thời trang.

Sau đó, bạn nên dành thời gian đọc các bài viết mới nhất và xem bài nào bạn có thể comment được. Những bài viết càng hay, càng hữu ích càng tốt. Mọi người sẽ chú ý hơn đến những bài này.

Và cuối cùng là lúc bạn tiến hành viết comment, bạn nên viết ngắn gọn, nhưng phải là thông tin hữu ích và liên quan đến bài viết của họ. Như đã nói, bạn phải khôn khéo dẫn dắt comment để liên kết tới video bạn cần quảng bá.

Sử dụng các thông cáo báo chí đơn giản.

Đăng các thông cáo báo chí hay, hấp dẫn cũng là một cách rất tốt để quảng bá hiệu quả cho video của bạn. Ở Việt Nam, nếu bạn chịu đầu tư thì có thể đăng lên các báo điện tử lớn như vnexpress, vietnamnet, dantri, 24h, … Nếu bạn muốn mở rộng thị trường ngoài nước thì có thể tìm đến PRWeb.com, đây là lựa chọn hàng đầu cho các nhà Marketing Internet trên thế giới. Với chỉ 80 đôla, bạn sẽ thu hút được rất nhiều traffic tốt tới video cũng như website của bạn. Ngoài ra, đây là còn là nguồn cung cấp link đến một chiều (one-way incoming links) cho site của bạn (điều này sẽ làm tăng thứ hạng cho website của bạn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm).

Còn chần chừ gì nữa! Hãy đăng những thông cáo báo chí hấp dẫn, bổ ích. Đừng quên chèn link liên kết tới video của bạn!

Đảm bảo những video này “thân thiện” với công cụ tìm kiếm.

Sau đây là một số thủ thuật để video của bạn được tối ưu hoá cho các cộng cụ tìm kiếm:

• Đặt Title cho Video với những từ khoá mà bạn cần hướng tới.
• Bạn nên sử dụng dữ liệu thẻ Meta cho Video
• Để hấp dẫn hơn bạn nên kết thúc video clip bằng một khẩu hiệu hay một câu nói nổi tiếng như “Tại sao không gửi video này cho bạn bè nếu bạn thích nó!” hay những câu đại loại như thế.
• Sử dụng nhiều loại file cho video của bạn.
• Cuối cùng bạn cần đăng ký đường dẫn của video vào các site như singingfish.com để nó được chỉ mục (index).

(Nguồn Internet)