Thứ Tư, 14 tháng 10, 2009

Một số thủ thuật SEO




Hiện giờ bạn đã và đang đầu tư nhiều thời gian và công sức trong việt tạo một website, bạn muốn chắc rằng người ta tìm ra nó. Làm thế nào để đạt được điều đó?


Cỗ máy tìm kiếm xếp hạng nội dung như thế nào?


Khi bạn tìm gì đó trên Internet, bạn có thể vào trang tìm kiếm (máy tìm kiếm) yêu thích và gõ một vài từ khóa. Rồi thì bạn có thể chọn ngay trang web đầu tiên hiển thị trong danh sách và tìm trong đó như thể là nó đã cung cấp thông tin bạn mong muốn. Vị trí của mỗi trang web trong danh sách này phụ thuộc vào "thứ hạng" của nó đối với máy tìm kiếm.


Hầu hết những máy tìm kiếm xếp hạng một trang web dựa vào vị trí và sự xuất hiện thường xuyên của từ khóa trên trang đó so với từ khóa được gõ vào ô tìm kiếm. Máy tìm kiếm thường tìm vị trí của từ khóa trong tiêu đề trang web, từ khóa ở thẻ meta (meta tag), chữ hiển thị trên trang và phần mô tả (description) của thẻ meta.


Một vài mẹo giúp nâng cao thứ hạng của trang web trên máy tìm kiếm


Mỗi máy tìm kiếm có cách thức phân tích vị trí từ khóa và tính toán hay xếp hạng một trang web khác nhau. Tuy nhiên, có vài mẹo tổng quát mà bạn có thể dùng để trang web của bạn đạt được vị trí thích đáng hơn trong danh sách xếp hạng của máy tìm kiếm.
Hãy nghĩ rằng bạn đã tạo một tiêu đề mồ tả trang web của bạn, và trang đó có một vài đoạn văn đầu tiên chứa từ khóa mà bạn nghĩ rằng người ta sẽ dùng để tìm thông tin này. Một vài bước phụ thêm có thể giúp chắc rằng người ta tìm thấy website của bạn:
- Tạo một mô tả cho trang web và thêm nó vào thẻ meta trong trang chủ của bạn.
- Tạo một danh sách các từ khóa cho website (cũng viết web site) của bạn và thêm nó như là thẻ meta trên trang chủ của bạn.
- Phân tích các thẻ meta mà bạn vừa thêm vào trang web của bạn.
- Đăng ký website của bạn với một máy tìm kiếm.
Thẻ meta cung cấp thông tin
Thẻ meta là một loại thẻ HTML đặc biệt mà nó cung cấp thông tin về trang web của bạn nhưng không hiển thị đối với khách viếng thăm trang. Các thẻ meta cung cấp thoong tin như là: ai là người tạo trang, mức độ cập nhật thường xuyên cỡ nào, trang web nói về cái gì, và từ khóa nào mô tả nội dung của trang.
Nhiều máy tìm kiếm dùng các thẻ meta để đánh chỉ số (lập mục lục) cho website (keywords meta tag) và rồi hiển thị mô tả đó trong kết quả tìm kiếm (description meta tag).
Lưu ý: Không phải tất cả máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta. Và cũng nhớ rằng một máy tìm kiếm hỗ trợ thẻ meta chưa hẳn đã dùng chúng để tăng thứ hạng của một trang web. Máy tìm kiếm trang web thường liên kết đến các thông tin và cách thức nó sử dụng thông tin như thế nào trong các thẻ meta.
Tạo mô tả (description) cho trang web của bạn
Hãy nghĩ ra một mô tả tóm tắt nội dung website của bạn và nó sẽ mời mọc khán giả bạn nhắm vào xem trang của bạn. Mỗi máy tìm kiếm sẽ có một giới hạn khác nhau đối với số ký tự trong mô tả được hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Giới hạn thường từ 150 đến 395 ký tự, vì vậy, theo đó bạn giới hạn mô tả của bạn.
Thêm thẻ meta mô tả vào trang chủ của bạn
Để thêm thẻ meta mô tả vào trang web của bạn, trong chế đọ Page view làm như sau:(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)
1. Ở menu File chọn Properties và bấm vào Custom tab.
2. Dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ mô tả.
4. Trong hộp Value, gõ mô tả cho trang web của bạn.
5. Bấm OK hai lần
Tạo một danh sách từ khóa cho web site của bạn
Khi bạn chọn danh sách từ khóa, hãy luôn nhớ rằng khán giả bạn muốn thu hút và những từ mà họ sẽ thường gõ vào máy tìm kiếm để tìm thông tin (cái mà web site bạn có cung cấp).
Danh sách từ khóa của bạn nên bao gồm cả hình thức số ít lẫn số nhiều của danh từ, một vài từ đồng nghĩa và ngay cả từ viết tắt chính xác, thứ tự quan trọng của chúng. Máy tìm kiếm bỏ qua việc viết hoa / thường. Toàn bộ thẻ meta phải chứa ít hơn 1.024 ký tự.
Thêm thẻ meta từ khóa vào trang chủ của bạn
(Chú ý: Mô tả dưới đây là hướng dẫn thực hiện khi bạn dùng Front Page / FrontPage để thiết kế web)
Ở chế độ Page view, bạn làm như sau:

1. Ở menu File, bấm Properties, và bấm Custom tab.
2. Bên dưới User Variables, bấm Add.
3. Trong hộp Name, gõ các từ khóa.
4. Trong hộp Value, gõ từ khóa chỉ mục cho site của bạn, dùng dấu phẩy để phân cách các từ.
5. Bấm OK hai lần.
Vài mẹo cho mô tả và thẻ meta từ khóaMẹo thẻ meta Description (mô tả)- Chúng nên tóm tắt nộidung trang web của bạn.- Hiển thị mô tả được giới hạn từ 150 đến 395 ký tự trong các máy tìm kiếm.
Mẹo thẻ meta Keywords (từ khóa)
- Bao gồm hình thức số ít và số nhiều của danh từ
- Bao gồm vài từ đồng nghĩa
- Bao gồm cả từ viết tắt
- Liệt kê các từ theo thứ tự quan trọng
- Những từ viết hoa bị bỏ qua
- Tất cả thẻ phải chứa ít hơn 1.024 ký tự
Phân tích thẻ meta của bạn
Trước khi đăng trang web của bạn lên máy tìm kiếm, có lẽ bạn cũng muốn xem kết quả cuối cùng để chắc rằng bạn đã dùng các thẻ meta hiệu quả. Hãy chắnc rằng bạn vết đúng chính tả, tiêu đề, nội dung và dữ liệu ở thẻ meta trên các trang phải làm việc cùng nhau để tạo cho website dễ được tìm thấy.
Đăng ký website của bạn với máy tìm kiếm
Sau khi bạn đã thêm mô tả và từ khóa vào website của bạn, và đã phân tích các thẻ meta để chắc rằng bạn đã dùng chúng một cách chính xác / thích hợp, bạn đã sẵn sàng ở bước cuối cùng: đăng ký site của bạn lên một hoặc nhiều máy tìm kiếm. Đăng ký site của bạn rất dễ, nhanh chóng và thứ gì đó bạn có thể dùng trên Internet.
Đọc Registering your FrontPage-based Web site with search engines để có thông tin về cách thức đăng ký site của bạn.
Bạn cũng có thể dùng Submit It! Site Optimization & Search Engine Submissions có sẵn ở website Microsoft Small Business Center để đăng ký địa chỉ URL của bạn vào hàng trăm máy tìm kiếm và thư mục để thẩm định các mẹo máy tìm kiếm.
Để có thông tin về cách submit (gửi đăng ký) site của bạn, dùng thẻ meta, và vị trí tăng tốc cho website của bạn, hãy ghé website Search Engine Watch. Bạn cũng sẽ tìm thấy các mẹo submit đến máy tìm kiếm, danh sách máy tìm kiếm, và nhiều thứ khác tại site này.

(Sưu tầm)

Google PageRank những điều cần biết




Pagerank là một chỉ số quan trọng để so sánh tầm quan trọng giữa các website, chính xác hơn là giữa các Page. Mỗi lần Googe update PR cho các site hay hạ bậc PR của site nào đó to to là lập tức lại xôn xao thành đề tài nóng hổi giữa các webmaster.


Với mục đích cùng hiểu rõ hơn về pagerank, Egoldviet xin đưa ra những điều mình biết về Google Pagerank để mọi người thảo luận.


1. Pagerank là một trong những công cụ Google
đưa ra để đánh giá tầm quan trọng của một website
2. Google coi 1 link từ trang A tới trang B là một VOTE của trang A cho trang B.
Tuy nhiên Google coi mỗi một VOTE có trọng số khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều rất nhiều yếu tố khác nhau của trang A.
3. PageRank được xây dựng dựa trên các liên kết tới trang đó (incoming links), và được tổng hợp từ các yếu tố gồm số lượng liên kết, chất lượng và tính liên quan.
4. Công thức tính PageRank
PR(A) = (1-d) + d(PR(t1)/C(t1) + … + PR(tn)/C(tn)).
Trong đó PR(A) là Pagerank của trang A
t1, t2...tn là các trang liên kết tới trang A
C là số link outbound của trang nguồn t1, t2 ...tn đó (link ra ngoài)
d là hệ số suy giảm (hệ số tắt dần của chuỗi)
Nghe nhức đầu nhỉ, ví dụ nhé Page A của bạn có 3 trang
page B (PR=6)
page C (PR=3) và
page D (PR = 4). Link tới Page B có 3 link dẫn ra ngoài Page C có 6 link dẫn ra ngoài Page D có 12 link dẫn ra ngoài

Vậy PR của A = 0.15 + 0.85*( 6/3 + 3/6 + 4/12) =2 (xấp xỉ)
OK Biết thì biết vậy chứ việc tính toán thủ công khó có khả thi lắm, Ví dụ như Egoldviet.com mặc dù PR mới chỉ là 3 nhưng hiện nay có 13,000 backlink với vài trăm bài viết, việc tự tính toán PR coi như không tưởng. Tuy nhiên nắm được công thức rồi các bạn có thể chủ động hơn khi trao đổi liên kết với các site khác.
Chẳng hạn nếu bạn liên kết với một site PR =7,8 gì đó và site đó chỉ có 1 link outbound dẫn đến bài viết trên site bạn. Wow, quá tuyệt, bét ra bạn sẽ được PR = 6,7. Tuy nhiên nếu một site PR=8 mà bán text link cho hàng trăm link thì cũng đừng có vội mừng mà lao vào mua Ads Text với giá cao.
5. Pagerank được xếp hạng cho từng trang cụ thể chứ không phải cho cả site.
6. Mỗi link liên kết đến đều đóng góp một phần nhất định trong tính toán ra Pagerank nói chung, trừ các link hỏng hoặc từ các site đã bị down, bị banned.
7. Mặc dù được quy tròn theo các bậc chẵn từ 0-10 khi hiển thị, tuy nhiên PR thực sự là một số thực có phần lẻ và bạn phải tích cop dần từng điểm để nâng thứ hạng của mình. Đây là một quá trình đòi hỏi nỗ lực lớn.
8. Google thường update PR theo quí, vì vậy đừng quá nôn nóng sốt ruột, hãy tập trung phát triển nội dung và quảng bá.

Quảng bá Website với Online Video





Mỗi doanh nghiệp, thông qua website của mình, đều mong muốn quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng. Trước đây các doanh nghiệp này thường sử dụng các phương tiện truyền thống như báo chí, đài phát thanh, truyền hình. Sau này, cao hơn nữa là hình thức quảng bá qua Internet. Và quảng bá qua Online Video cũng là một trong những hình thức này.

Đầu tiên, bạn phải tạo một tài khoản trên Google Video. Sau khi bạn đã hoàn thành việc đăng ký và upload video lên Google Video và các trang chia sẻ Video phổ biến khác, công việc bây giờ là làm sao kiếm được nhiều traffic nhất tới online video của bạn.

Sau đây tôi sẽ giới thiệu 3 cách để thu hút được nhiều khách ghé thăm Online Video của bạn chỉ trong vài ngày, thậm chí là trong vài giờ. Đảm bảo đấy!Comment ở các blog hay forum có lượng traffic cao.

Comment ở các blog hay forum có lượng traffic cao.

Việc này có vẻ rất đơn giản nhỉ! Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải để lại các comment hay, sắc sảo, những comment theo dạng spam hay những comment ngớ ngẫn sẽ không giúp gì cho bạn nhiều. Trong những comment này, bạn phải dẫn dắt nội dung thật khéo léo. Vừa mang tính chất comment cho forum hoặc blog, vừa phải đề cập đến online video của bạn. Đây là cách rất hiệu quả trong việc thu hút traffic đối với Online Video, và hiển nhiên, càng nhiều traffic tới online video của bạn thì cũng đồng nghĩa với trang Web của bạn được nhiều người ghé thăm hơn.

Để thuận lợi hơn, bạn nên tiến hành chuẩn bị một số công việc theo trật tự sau:

Trước tiên, bạn nên liệt kê một danh sách các blog hay forum có traffic cao, đặc biệt là có nội dung liên quan đến thị trường mà online video của bạn đang hướng tới. Ví dụ, bạn làm video quảng cáo về sản phẩm may mặc, thời trang, bạn nên tìm những blog hay diễn đàn về may mặc và thời trang.

Sau đó, bạn nên dành thời gian đọc các bài viết mới nhất và xem bài nào bạn có thể comment được. Những bài viết càng hay, càng hữu ích càng tốt. Mọi người sẽ chú ý hơn đến những bài này.

Và cuối cùng là lúc bạn tiến hành viết comment, bạn nên viết ngắn gọn, nhưng phải là thông tin hữu ích và liên quan đến bài viết của họ. Như đã nói, bạn phải khôn khéo dẫn dắt comment để liên kết tới video bạn cần quảng bá.

Sử dụng các thông cáo báo chí đơn giản.

Đăng các thông cáo báo chí hay, hấp dẫn cũng là một cách rất tốt để quảng bá hiệu quả cho video của bạn. Ở Việt Nam, nếu bạn chịu đầu tư thì có thể đăng lên các báo điện tử lớn như vnexpress, vietnamnet, dantri, 24h, … Nếu bạn muốn mở rộng thị trường ngoài nước thì có thể tìm đến PRWeb.com, đây là lựa chọn hàng đầu cho các nhà Marketing Internet trên thế giới. Với chỉ 80 đôla, bạn sẽ thu hút được rất nhiều traffic tốt tới video cũng như website của bạn. Ngoài ra, đây là còn là nguồn cung cấp link đến một chiều (one-way incoming links) cho site của bạn (điều này sẽ làm tăng thứ hạng cho website của bạn trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm).

Còn chần chừ gì nữa! Hãy đăng những thông cáo báo chí hấp dẫn, bổ ích. Đừng quên chèn link liên kết tới video của bạn!

Đảm bảo những video này “thân thiện” với công cụ tìm kiếm.

Sau đây là một số thủ thuật để video của bạn được tối ưu hoá cho các cộng cụ tìm kiếm:

• Đặt Title cho Video với những từ khoá mà bạn cần hướng tới.
• Bạn nên sử dụng dữ liệu thẻ Meta cho Video
• Để hấp dẫn hơn bạn nên kết thúc video clip bằng một khẩu hiệu hay một câu nói nổi tiếng như “Tại sao không gửi video này cho bạn bè nếu bạn thích nó!” hay những câu đại loại như thế.
• Sử dụng nhiều loại file cho video của bạn.
• Cuối cùng bạn cần đăng ký đường dẫn của video vào các site như singingfish.com để nó được chỉ mục (index).

(Nguồn Internet)

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Một số thành ngữ thường dùng trong tiếng Việt và tiếng Trung

道高一尺魔高一丈 ( ㄉㄠˋ ., ㄍㄠ ,一ˋ ,ㄔˇ , ㄇㄛˊ , ㄍㄠ , 一ˋ , ㄓㄤˋ )
dào gao ỳi chỉ mó gao ỳi zhàng = vỏ quýt dầy có móng tay nhọn


1/ 道高一尺魔高一丈 ( ㄉㄠˋ ., ㄍㄠ ,一ˋ ,ㄔˇ , ㄇㄛˊ , ㄍㄠ , 一ˋ , ㄓㄤˋ )
dào gao ỳi chỉ mó gao ỳi zhàng = vỏ quýt dầy có móng tay nhọn

2/ 路遙知馬力 ( ㄌㄨˋ , 一ㄠˊ , ㄓ , ㄇㄚˇ , ㄌ一ˋ )
lù yáo zhi mả lì = đi lâu mới biết đường dài

3/ 日久見人心 ( ㄖ一ˋ , ㄐㄧㄡˇ , ㄐㄧㄢˋ , ㄖㄣˊ , ㄒㄧㄣ)
rì jỉu jiàn rén xin = ở lâu mới biết lòng người có nhân

4/ 一 手遮天 ( 一 , ㄕㄡˇ , ㄓㄜ, ㄊㄧㄢ )
ỳi shỏu zhe tian = lấy thúng úp voi ( một tay che trời)

5/ 一帆順風 ( 一 , ㄈㄢˊ , ㄕㄨㄣˋ , ㄈㄥ)
ỳi fán shùn fong = thuận buồm suôi gió

6/ 一 朝一夕 ( 一 , ㄔㄠˊ . 一 , ㄒ一ˋ )
yi cháo ỳi xì = một sớm một chiều

8 / 隔墻有耳 ( ㄍㄜˊ , ㄑㄧㄤˊ , 一ㄡˇ , ㄦˇ)
gé qiáng yoủ ở = tai vách mạch rừng

9/ 人 面獸心 ( ㄖㄣˊ , ㄇㄧㄢˋ , ㄕㄡˋ , ㄒㄧㄣ)
rén miàn shòu xin = mặt người dạ thú

10/ 掛羊頭賣狗肉 ( ㄍㄨㄚˋ , 一ㄤˊ , ㄊㄡˊ , ㄇㄞˋ , ㄍㄡˇ , ㄖㄡˋ )
gùa yáng tóu mài gỏu ròu = treo đầu dê bán thit chó

11/ 錯失良機 ( ㄘㄨㄛˋ , ㄕ , ㄌㄧㄤˊ , ㄐㄧ)
cùo shi liáng ji = lỡ mất thời cơ

12/ 不 期 而遇 ( ㄅㄨˋ , ㄑㄧˊ , ㄦˊ , ㄩˋ ,)
bù qí ớ ỳu = không hẹn mà gặp

13 / 貌合神離 ( ㄇㄠˋ , ㄏㄜˊ ,ㄕㄣˊ, ㄌ一ˊ )
mào hé shén lí = bằng mặt không bằng lòng

http://thunglunghoahong.com/ForeignLanguage/?action=Detail&lID=20&tID=7166&cID=7343

Mở đầu bằng câu chào hỏi tiếng Trung !

Đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của mọi người tớ sẽ bắt đầu Một vài câu chào hỏi giao tiếp bằng tiếng trung để mọi người tham khảo , ít ra gặp mấy đồng chí Trung Quốc còn hỏi han xã giao với nó vài câu :

Trước hết là cách cài Font tiếng Trung để có thể hiện thị chính xác ký tự tiếng hán

[i]Dùng trong môi trường Windows XP

+ Bước 1: Chuẩn bị một đĩa cài đặt Windows XP (SP2 càng tốt)

+ Bước 2: Vào Contron Panel>Regional and Language Options.

Trong phần Regional and Language Options lựa chọn Tab Languages tích vào Install files for East Asian Languages, tiếp đó ấn Apply. Trong quá trình cài đặt, máy tính sẽ yêu cầu cho đĩa cài đặt, các bạn cho đĩa cài đặt xác nhận và tiếp tục các bước tiếp theo.

+ Bước 3: Cài đặt xong máy yêu cầu khởi động lại.Sau khi khởi động lài máy lài vào lại phần Regional and Language Options lựa chọn Tab Languages > Details. Trong phần Details chọn Tab Settings> Add- Chinese (PRC), nhập Apply rồi khởi động lại máy.Quá trình cài đặt đã được hoàn tất.

+ Bước 4: Cho thanh công cụ Languages hiện trên Task. Khi sử dụng nếu các bạn đánh tiếng Viện thì để EN, còn muốn chuyển sang gõ tiếng Trung thì dùng tổ hợp phím Alt+Shift.[/i]

Xưng hô - chào hỏi

Câu mẫu: ( dưới đây tớ đã phiên âm kiểu tiếng việt củ chuối cho mọi người dễ đọc )

1. Nǐ hǎo! 你 好 ! (Ní Khảo ) = Xin chào (ông / bà / anh / chị / bạn / ...) !

2. Nǐ jiào shénme? 你 叫 什 麼 (Nỉ Cheo sấn mơ) = Nǐ jiào shénme míngzi? 你 叫 什 麼 名 字 (Nỉ cheo sấn mơ mính trự)= Anh (chị) tên là gì?

3. Wǒ jiào wánghuá 我 叫 王 華 (wủa chieo goáng khoa) = Tên tôi là Vương Hoa.

4. Nǐ xìng shénme? 你 姓 什 麼 (Nỉ Xinh sấn mơ) = Nǐ guì xìng? 你 貴 姓 (Nỉ quây xinh 你 贵 姓).= Anh (chị) họ gì?

5. Wǒ xìng wáng. 我 姓 王 (wủa xinh goáng) = Tôi họ Vương.

6. Nǐ hǎo ma? 你 好 嗎? (Ní Khảo Ma 你 好 吗) = Nǐ shēntǐ hǎo ma? 你 身 體 好 嗎? (Nỉ Sân Thí Khảo ma 你 身 体 好 吗)= Anh (chị) khoẻ không?

7. Hěn hǎo 很 好 (Khấn (khẩn ) khảo ) = Rất khoẻ.

8. Nǐ ne? 你 呢 (Nỉ Nơ) = Còn anh (chị) thì sao?

9. Xièxiè! 謝 謝 ! (Xia xịa 谢 谢) = Cám ơn anh (chị)!

10. Zàijiàn! 再 見 ! (Chài Chiên 再 见) = tạm biệt = Gặp lại sau nhé!

Từ ngữ & ngữ pháp:

● wǒ 我 (ngã): tự xưng, bất kể tuổi tác, nam nữ, vai vế lớn nhỏ (như «I» tiếng Anh). Số nhiều là: wǒmen 我 們 (ngã môn 我 们) = chúng tôi, bọn tôi. Nếu gộp cả người đối diện thì dùng zánmen 咱 們 (ta môn 咱 们) = ta, chúng ta, chúng mình.

● nǐ 你 (nễ): dùng gọi người đối diện, bất kể tuổi tác, nam nữ, vai vế lớn nhỏ (như «you» tiếng Anh). Số nhiều là: nǐmen 你 們 (nễ môn 你 们) = các anh (các chị / các bạn / các ông / các bà/ tụi bay / ...). Để tôn kính người đối diện, ta dùng nín 您 (nâm) và nínmen 您 們 (nâm môn 您 们).

● tā 他 (tha) = anh ấy, hắn, nó, v.v... Số nhiều là: tāmen 他 們 (tha môn 他 们) = họ, bọn chúng, chúng nó. tā 她 (tha) = cô ấy, bà ấy, ả, v.v... Số nhiều là: tāmen 她 們 (tha môn 她们).

● tā 它 (tha) = cái ấy, nó (đồ vật, động vật). Số nhiều là: tāmen 它 們 (tha môn 它 们) = chúng, chúng nó.

(2) hǎo 好 (hảo) = tốt, khoẻ; được rồi.

– hén hǎo 很 好 (ngận hảo) = rất khoẻ.

– hǎo jí le 好 極 了 (hảo cực liễu 好 极 了) = tốt quá xá.

– yě hǎo 也 好 (dã hảo) = cũng được; cũng tốt.

– yě hěn hǎo 也 很 好 (dã ngận hảo) = cũng rất tốt.

(3) shénme 什 麼 (thập ma 什 么) = gì, cái gì?

(4) xìng 姓 (tính) = họ.

Người Trung Quốc gọi nhau theo họ:

– Wáng xiānsheng 王 先 生 (Vương tiên sinh) = ông Vương.

– Wáng tàitai 王 太 太 (Vương thái thái) = bà Vương.

– Wáng xiáojiě 王 小 姐 (Vương tiểu thư) = cô Vương.

– Wáng lǎoshi 王 老 師 (Vương lão sư 王 老 师) = thầy giáo Vương / cô giáo Vương.

(5) xiè 謝 (tạ 谢) = cám ơn; [hoa] tàn tạ; họ Tạ. Để cám ơn ai, ta cũng có thể nói:

– xièxie nǐ 謝 謝 你 (tạ tạ nễ 谢 谢 你) = Cám ơn anh (chị).

– xièxie nǐ hěn duō 謝 謝 你 很 多 (tạ tạ nễ ngận đa 谢 谢 你 很 多) = Cám ơn anh (chị) rất nhiều.

– duōxie duōxie 多 謝 多 謝 (đa tạ đa tạ 多 谢 多 谢) = Cám ơn [anh (chị)] nhiều.

Người được cám ơn (nếu lịch sự) sẽ đáp lại:

– bù kèqì 不 客 氣 (bất khách khí 不 客 气) = xin đừng khách sáo.

– bù yào kèqì 不 要 客 氣 (bất yếu khách khí 不 要 客 气) = xin đừng khách sáo.

(6) Câu hỏi:

● Dùng ma 嗎 (吗): Nǐ hǎo ma? 你 好 嗎? (nễ hảo ma 你 好 吗) = Anh (chị) khoẻ không?

● Dùng bù 不: Nǐ hǎo bù hǎo? 你 好 不 好? (nễ hảo bất hảo) = Anh (chị) khoẻ không?

● Dùng zěnme yàng 怎 麼 樣 (chẩm ma dạng 怎 么 样: như thế nào):

– nǐ àirén zěnme yàng 你 愛 人 怎 麼 樣 (nễ ái nhân chẩm ma dạng 你 爱 人 怎 么 样)? = chồng (vợ) bạn thế nào rồi?

– nǐ fùmǔ shēntǐ zěnme yàng 你 父 母 身 體 怎 麼 樣 (nễ phụ mẫu thân thể chẩm ma dạng 你 父 母 身 体 怎 么 样)? = Hai bác sức khoẻ thế nào?

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ




Dành cho khách hàng nhiều hơn mong đợi. Phân phối hàng nhanh hơn, chiết khấu đôi chút... sẽ đem lại những ấn tượng tốt đối với khách hàng...

1. Dành cho khách hàng nhiều hơn mong đợi.
Phân phối hàng nhanh hơn, chiết khấu đôi chút... sẽ đem lại những ấn tượng tốt đối với khách hàng.

2. Lựa chọn những người bán hàng vui vẻ, chu đáo
Vẻ mặt vui vẻ và cách giao tiếp chu đáo của nhân viên bán hàng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, tạo cơ hội để tăng doanh số bán hàng.

3. Biết nói cám ơn
Tất cả chúng ta đều muốn được đối xử lịch sự, nên nhớ đừng quên nói lời cám ơn đối với khách hàng khi họ mua sản phẩm/dịch vụ của mình.

4. Thăm dò nhu cầu mua sản phẩm mới của khách hàng
Sản phẩm/dịch vụ mới nào khách hàng muốn và sẽ mua? Những sản phẩm/dịch vụ nào họ không thích? Từ việc thăm dò này, bạn có thể có những điều chỉnh phù hợp và nên có thông tin phản hồi với khách hàng.

5. Phải có những thay đổi theo thời gian
Sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cần luôn được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cái thông dụng trong năm ngoái có thể sẽ không còn cơ hội tiêu thụ trong năm nay, do vậy nếu không bám sát xu hướng thị trường và có những chuyển đổi cần thiết thì doanh nghiệp khó có thể giữ được khách hàng và phát triển.

6. Tính đến giá trị của khách hàng trong dài hạn
Tần suất mua hàng của những đối tượng khách hàng nào đó như thế nào và bạn hy vọng họ mua hàng của bạn ra sao trong những năm tới? Từ những kỳ vọng đó, bạn cần “chăm sóc” họ một cách chu đáo để họ trung thành với bạn.

7. Dành đãi ngộ cho khách hàng không thua kém so với đối thủ cạnh tranh
Việc này không có nghĩa là bạn tham gia vào một cuộc chiến giá cả, mà là bạn cần tìm ra cách phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Hãy là một người đổi mới, chứ không phải là người bắt chước mù quáng.

8. Cho khách hàng biết rõ những nguồn lợi đối với họ, thay vì khuếch trương những đặc điểm của sản phẩm
Điều đầu tiên khách hàng muốn biết là họ sẽ có được những lợi ích gì với sản phẩm của bạn, chứ không phải là những thông số kỹ thuật của sản phẩm.

9. Đền đáp thỏa đáng sự trung thành của khách hàng
Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, dành cho khách hàng những phần quà có ý nghĩa...

10. Đối xử tốt với nhân viên
Sự nhiệt tình, tận tụy của nhân viên sẽ được nhân lên khi bạn đối xử tốt với họ. Nhân viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quan hệ với khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, do vậy, cần có những chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ tin cậy và cộng tác lâu dài với bạn.

11. Giữ mối quan hệ với khách hàng
Bạn cần giữ hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Để có được điều đó, bạn cần có danh mục khách hàng truyền thống của mình để luôn giữ liên lạc với họ qua những lời chúc mừng, mời chào sản phẩm/dịch vụ mới, chế độ khuyến mại...

12. Giải quyết nhanh những vấn đề và than phiền của khách hàng
Trong hoạt động bán hàng, không phải công việc bao giờ cũng trôi chảy. Vấn đề là bạn cần cố gắng giảm thiểu những sự cố và trong trường hợp có vấn đề xảy ra thì cần nhanh chóng giải quyết với tinh thần cầu thị và đền đáp tối đa thiệt hại cho khách hàng. Điều tối kỵ là trốn tránh trách nhiệm và gạt bỏ than phiền của khách hàng.

13. Hướng dẫn khách hàng
Khách hàng sẽ tin tưởng và ấn tượng với doanh nghiệp bạn khi bạn chu đáo hướng dẫn, giảng giải những gì họ còn chưa biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn mà họ mua.14. Luôn hướng vào nhu cầu của khách hàngLuôn nghĩ cách nhằm cải thiện sản phẩm và dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt hơn nữa.

15. Phát huy những ý tưởng của nhân viên
Nhân viên là những người hằng ngày tiếp xúc với khách hàng, nên ý kiến của họ không thể xem nhẹ. Luôn có phần thưởng thỏa đáng cho những ai đưa ra ý tưởng hay cho doanh nghiệp.


Nguồn từ http://www.vntrades.com/tintuc/name-News-file-article-sid-40.htm

7 điều tránh nói với khách hàng




1. “Tôi ngạc nhiên là ông/bà chưa biết về sản phẩm của chúng tôi”

Thay vào đó, nên nói: “Vì ông/bà nói chưa rõ về sản phẩm của chúng tôi, tôi xin phép được giới thiệu đôi chút về sản phẩm đó và trả lời những câu hỏi của ông/bà”.

2. “Đó không phải là công việc của tôi”

Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”.

3. “Xin lỗi, đã đến giờ đóng cửa, nên tôi không thể phục vụ ông/bà”

Hành vi này cho thấy, bạn làm việc một cách máy móc như chiếc đồng hồ, chứ không phải làm việc theo cam kết thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

4. “Ông/bà là người đầu tiên than phiền về dịch vụ của chúng tôi”

Trong tình huống như vậy, bạn cần nói: “Rất cám ơn ông/bà về việc này, chúng tôi sẽ cải thiện chất lượng dịch vụ của mình”.

5. “Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề”

Câu nói này cho thấy, bạn không lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện không hài lòng.

6. “Quái quỷ thật, giao thông thật khủng khiếp, tôi đau đầu quá...”

Thay vào đó, bạn cần vui vẻ: “Xin chào. Rất vui được phục vụ ông/bà”.

7. “Việc này đi ngược lại chính sách của chúng tôi”

Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người bán hàng cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể.

Nguồn: Báo Đầu tư

Nghệ thuật đối xử với khách hàng

Dằn mặt khách

Một người vừa mua bảo hiểm nhà cửa hỏi:

- Nếu chiều nay nhà tôi bị cháy thì tôi sẽ được nhận bao nhiêu?

Nhân viên bảo hiểm nhìn xoáy vào ông khách, gằn giọng:

- Ông nên cẩn thận thì hơn. Tôi đoán không dưới 10 năm.

***********

Bắt khách phải đúng

Thấy cô nhân viên đang gân cổ lên tranh cãi với khách hàng, sếp rất bực, gọi lại bảo:

- Tôi đã nhiều lần lưu ý cô là khách hàng luôn luôn đúng.

Tại sao cô lại làm căng với ông ta như thế?

- Nhưng thưa sếp, ông khách này lại cứ khăng khăng rằng ông ta đã sai lầm ạ!

***********

Cách nói xa xôi lịch sự

Trong nhà hàng sang trọng, thấy một thực khách đang cố buộc thật chặt chiếc khăn ăn vào cổ, ông chủ nhăn mặt bảo anh bồi:

- Hãy đến nói với khách, một cách xa xôi và hết sức lịch sự, rằng ở đây không nên làm như vậy. Anh hầu bàn đăm chiêu tiến đến gần vị kia và hỏi hết sức nghiêm túc:

- Thưa, ngài định cạo râu hay cắt tóc ạ?

***********

Trần kính 3D - đưa bầu trời vào phòng cho bạn





Dù bạn đang ở phòng khách, thư viện, bể bơi dưới tầng hầm hay thậm chí phòng hồi sức cấp cứu, bạn luôn có cảm giác đang đứng dưới bầu trời xanh, nhờ tấm trần kính SkyCeilings.

Những căn phòng đột nhiên trở nên sáng sủa hơn, những bệnh nhân cảm thấy sảng khoái hơn khi nằm trong phòng hồi sức, một cuộc họp của công ty bỗng trở nên sôi nổi như buổi dã ngoại, bể bơi dưới tầng hầm như vừa được chuyển ra khu vườn xanh mát, ... tất cả những điều tưởng như chỉ xảy ra trong truyện cổ tích ấy nay đã trở thành hiện thực nhờ một sản phẩm mới của trí tuệ và công nghệ: Tấm trần kính 3D SkyCeilings.


Không gian hành lang trở nên thông thoáng như có giếng trời

SkyCeilings sử dụng những bứcảnh độ phân giải cao chụp bầu trời với những đám mây hỡ hững trôi và vài chiếc cành cây nhô ra. Các bức ảnh được gắn lên trần đẻ tạo hiệu ứng 3D và được chiếu sáng từ sau bằng đèn LED công suất lớn hoặc đèn huỳnh quang. Đèn được lựa chọn và bố trí sao cho người ta cảm nhận được ánh sáng như là tự nhiên chứ không phải là nhân tạo.


Ai có thể nghĩ đây là bể bơi dưới tầng hầm chứ không phải ngoài trời!

Hiện nay SkyCeilings được chế tạo chủ yếu theo 3 hình dạng là hình chữ nhật, hình tròn và hình oval. Trần được lắp ở nhiều nơi, từ các văn phòng công ty đến hành lang và trần phòng ở. Và một nơi mà SkyCeilings ngoài tính năng trang trí còn có tác dụng chữa bệnh là các phòng mổ, phòng chụp chiếu và phòng hậu phẫu trong bệnh viện.Các bác sĩ cho răng cảm giác như được thư giãn ngoài trời giúp cho các bệnh nhân giảm stress, tăng cường sinh lực giúp quá trình hồi phục sức khoẻ xảy ra nhanh hơn.

SkyCeilings xuất hiện trong bệnh viện: Từ phòng chụp cộng hưởng từ... ... đến phòng phẫu thuật, ... ...và phòng hậu phẫu, với mỗi bệnh nhân một mảnh trời riêng.
Hệ thống này còn được lập trình để có thể thay đổi độ sáng theo thời gian trong ngày và theo mùa trong năm. Bạn có thể ngồi trong phòng mà vẫn biết được ngoài trời đang là buổi sáng hay buổi tối, mùa đông hay mùa hè.
"Sáng, trưa , đêm"
"SkyCeilings là một hình ảnh ảo của bầu trời nhưng mang lại cảm giác thư giãn, sự tự do, trường tồn và sảng khoái" - Người phát ngôn của nhà máy cho biết - "Chúng ta hình dung ra thế giới trong vẻ đẹp sơ khai của thiên nhiên. Chúng tôi cố gắng tạo ra một hình ảnh tuy ảo nhưng lại siêu thực, mang lại cảm giác thư giãn về tâm sinh lý tương tự như khi ta ngắm nhìn bầu trời thực vậy".
Biến cuộc họp công ty thành một buổi tranh luận dã ngoại

"Bầu trời" có thể mang hình chữ nhật, nhưng cũng có thể là hình oval
Hiện SkyCeilings được sản xuất tại Mỹ ở nhà máy Sky Factory và đã xuất hiện cả ở Anh thông qua đại lý Sky Inside.

Sky Factory được thành lập năm 2002, người sáng lập là Bill Witherspoon, ông đã bỏ ra 40 năm để nghiên cứu về mối liên hệ giữa Nghệ thuật và Thiên nhiên.
KTS.TH tổng hợp

Chuyện trước miếu Quan Âm...


Chuyện trước miếu Quan Âm...


"...Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ...Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng...". Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh. Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà. Phật dừng lại, hỏi nhện:

"Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?" Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?" Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi. Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn. Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!" Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi." Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?" Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi." Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!" Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng. Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?" Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta?

Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế. Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp. Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?" Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm... Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không? "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!" Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ. Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống. Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ. Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu? Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.

Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm...

(Trang Hạ dịch, theo saycoo-ĐL)

Lời Đức Phật dạy về Tình Yêu




Đêm khuya, trong một ngôi Chùa, một Người, một Phật, Phật ngồi Người đứng..

Người: Thưa Đức Phật thánh minh, con là một người đã có vợ, con hiện đang yêu say đắm 1 người đàn bà khác, con thật không biết nên làm thế nào?

Phật: Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con không?

Người: Thưa vâng.

Phật: Con ly hôn, sau đó lấy cô ấy ?

Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng, lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có phần tàn nhẫn không, có mất đạo đức không, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân không có tình yêu mới là tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người khác, không yêu vợ nữa. Con làm như thế là đúng.

Người: Nhưng vợ con vẫn rất yêu con, quả thật yêu con lắm, thưa Đức Phật

Phật: Vậy thì vợ con hạnh phúc

Người: Sau khi con chia tay vợ để lấy người khác, vợ con sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc, thưa Đức Phật?

Phật: Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi 1 tình yêu đối với vợ con. Bởi vì con đã yêu người khác, chính vì có hạnh phúc, mất đi mới đau khổ, cho nên người đau khổ là con.

Người: Nhưng con cắt đứt vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mãi là người đau khổ.

Phật: Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thật sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu thật sự của vợ con sẽ tiếp nối sang 1 người khác, bởi vì tình yêu thực sự của vợ con trong hôn nhân xưa nay chưa từng mất, cho nên vợ con mới là người hạnh phúc, con mới là người đau khổ.

Người: Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu mình con thôi. Cô ấy sẽ không yêu ai khác

Phật: Con cũng đã từng nói thế phải không?

Người : Con...con...con...

Phật: Bây giờ con nhìn 3 ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất?

Người: Quả thật con không biết, hình như đều sáng giống nhau.

Phật: Ba ngọn nến ví như 3 người đàn bà. 1 ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Đông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ là mười triệu trăm triệu...Ngay đến 1 trong 3 ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con cũng không biết, cũng không t́ìm được người con hiện đang yêu, thì làm sao con xác định được người đàn bà hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con?

Người : Con...con...con...

Phật : Bây giờ con cầm 1 cây nến đặt trước mắt để tâm nhìn xem ngọn nào sáng nhất?

Người : Đương nhiên ngọn trước mặt sáng nhất.Phật: Bây giờ con đặt nó vô chỗ cũ, lại xem xem ngọn nào sáng nhất

Người : Quả thật con vẫn không nhìn ra ngọn nào sáng nhất.

Phật: Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà cuối cùng con đang yêu hiện nay, tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con cảm thấy yêu nó, để tâm ngắm nghía, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó vô chỗ cũ, con lại không tìm được 1 chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu cuối cùng và duy nhất của con chỉ là hoa trong gương trăng dưới nước, suy cho cùng chỉ là con số không, một cuộc tình trống rỗng.

Người: Con hiểu rồi, không phải Đức phật bảo con phải ly hôn vội vã, Đức Phật đang niệm chú làm cho con ngộ đạo.

Phật: Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con đi đi!

Người: Bây giờ con đã biết thật sự con yêu ai, người đó chính là vợ con hiện nay, thưa Đức Phật.

Phật: A di đà phật...

Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố quan trọng để thành công (tiếp theo)


Giờ đây, bạn đã biết được trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) quan trọng ra sao đối với sự nghiệp và cuộc sống (xem phần 1). Bạn tự hỏi liệu có cách nào để nâng cao trí tuệ cảm xúc hay không? Một số bí quyết sau có thể giúp bạn!


· Chú ý đến cách bạn giao tiếp với mọi người. Bạn có vội vàng đưa ra phán đoán khi chưa biết hết thông tin không? Bạn có nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn không? Hãy đặt mình vào vị trí của ngừơi đối diện và cởi mở hơn để có thể chấp nhận quan điểm và nhu cầu của họ.

· Quan sát môi trường làm việc. Bạn có luôn muốn mọi người chú ý đến thành tích của mình hay không? Bạn nên khiêm tốn vì đó luôn là một phẩm chất tốt và khiêm tốn hoàn toàn không có nghĩa bạn là người nhút nhát hay thiếu tự tin. Thể hiện sự khiêm tốn chính là bạn biết rõ điều mình làm và tự tin mình sẽ thành công mà không cần phải nói quá nhiều về nó. Hãy cho đồng nghiệp cơ hội để thể hiện năng lực và đừng quá chú trọng về việc mình có được mọi người tán dương hay không.


· Tự đánh giá bản thân. Đâu là điểm yếu của bạn? Bạn có sẵn sàng thừa nhận mình không phải là người hoàn hảo và sửa đổi để bạn trở thành một người tốt hơn? Hãy mạnh dạn đánh giá bản thân một cách chân thật. Điều này có thể giúp bạn có những thay đổi quan trọng trong cuộc đời!

· Đương đầu với áp lực. Bạn có cảm thấy bực bội mỗi khi có sự chậm trễ trong công việc hoặc một việc gì đó xảy ra không như ý bạn không? Bạn có đổ lỗi cho người khác hoặc phát cáu với họ, ngay cả khi họ không có lỗi? Khả năng giữ cái “đầu lạnh” trong kinh doanh nói riêng và cuộc sống nói chung rất quan trọng. Vì thế, hãy kiềm chế cảm xúc khi mọi việc diễn ra không như ý muốn.

· Chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nếu bạn làm tổn thương người khác, hãy gặp họ để trực tiếp xin lỗi. Đừng phớt lờ những việc bạn đã làm hoặc lảng tránh họ. Với thái độ thành tâm sửa lỗi, người ta thường dễ dàng tha thứ và quên đi mọi chuyện.


· Chú ý sự ảnh hưởng từ những gì bạn làm đối với mọi người xung quanh. Nếu quyết định của bạn gây ảnh hưởng đến người khác, hãy đặt mình vào vị trí của họ. Họ sẽ cảm thấy như thế nào nếu bạn làm việc này? Bạn có muốn điều đó xảy ra không? Nếu thật sự bạn phải làm như thế, bạn sẽ làm gì để giúp người khác vượt qua được những ảnh hưởng đó?


Trí tuệ cảm xúc là sự nhận thức về những hành động và cảm xúc của bạn cũng như sự ảnh hưởng của chúng đối với những người xung quanh. Điều này có nghĩa là bạn tôn trọng những người xung quanh, lắng nghe những mong muốn và nhu cầu của họ, và bạn có khả năng thông cảm hay đồng cảm với họ - dù họ ở bất kỳ vị trí nào trong xã hội.


Bên cạnh trí thông minh, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn dễ dàng tạo dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và đạt được thành công trong cuộc sống. Nhiều người tin rằng trí tuệ cảm xúc quan trọng như trí thông minh và nhiều công ty đang sử dụng những bài kiểm tra về trí tuệ cảm xúc để tuyển dụng nhân sự.

(Theo mindtools.com)

Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố quan trọng để thành công

Trong cuộc sống, bạn có thể đã từng gặp những người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Trong mọi tình huống, họ dường như luôn biết cách cư xử khéo léo để chúng ta không cảm thấy bị xúc phạm hoặc bực bội. Thậm chí, ngay cả khi chúng ta không tìm ra giải pháp cho vấn đề, họ cũng làm chúng ta cảm thấy lạc quan và có thêm niềm tin.


Cũng có khi bạn gặp những “bậc thầy” trong việc điều khiển cảm xúc. Khi phải làm việc dưới áp lực, họ không cáu giận mà có khả năng nhìn thẳng vào vấn đề và bình tĩnh tìm ra giải pháp. Họ là những người có khả năng ra quyết định đúng đắn và biết khi nào có thể tin vào trực giác của mình. Họ luôn sẵn lòng thừa nhận những nhược điểm của mình và biết tiếp thu những lời phê bình để phát triển bản thân.


Có điểm gì chung giữa những người đề cập ở trên? Đó là họ đều giàu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence). Họ hiểu rất rõ về bản thân và có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác.

Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng vai trò quan trọng đối với thành công của con người trong sự nghiệp. Những nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng chỉ số trí tuệ cảm xúc như một tiêu chí đánh giá năng lực con người khi tuyển dụng và đề bạt.
Vậy trí tuệ cảm xúc là gì và làm sao để nâng cao trí tuệ cảm xúc?


Trí tuệ cảm xúc là gì?


Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.


Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Khi họ gửi e-mail, mọi người thường trả lời ngay. Khi họ cần giúp đỡ, họ sẽ dễ dàng nhận được. Chính vì thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ chịu hơn những người dễ cáu giận bực bội.


Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc


Theo Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ cảm xúc có 5 đặc điểm sau:


1. Hiểu rõ chính mình


Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.


2. Kiểm soát bản thân


Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động. Nhờ biết kiểm soát bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết.

3. Giàu nhiệt huyết


Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy, với hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt được thành công lâu dài. Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả.


4. Biết cảm thông


Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở.


5. Kỹ năng giao tiếp


Thật là thoải mái khi được tiếp xúc với những người giỏi giao tiếp – một đặc điểm khác của trí tuệ cảm xúc. Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội.

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kỹ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. Vậy đâu là phương cách tối ưu để bạn có thể tích lũy và nâng cao dạng trí tuệ đặc biệt này của mình? Hãy đón đọc phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời!

(Theo mindtools.com)

Bí quyết giúp công việc của bạn được thuận buồm xuôi gió




Mỗi ngày, bạn đều phải giao tiếp với sếp và đồng nghiệp tại công ty. Bạn cần điều hòa những mối quan hệ đó trong khi vẫn phải giữ cân bằng giữa trách nhiệm và tác vụ cũng như đương đầu với những xung đột nơi công sở.


Công việc của bạn có suôn sẻ như bạn mong muốn không?




Nếu bạn cảm thấy tình hình thực sự không ổn, hãy tham khảo những bí quyết sau để khắc phục một số trở ngại thường gặp.


Biết nói “Không” khi cần thiết:




Đối với một số người, khó khăn lớn nhất là nói “Không” với sếp hay đồng nghiệp của họ. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều muốn là thành viên của một tập thể. Không ai muốn bị người khác nghĩ mình không chịu giúp đỡ họ hoặc là người khó ưa. Vì thế, chúng ta thường phải đồng ý một cách miễn cưỡng nhằm né tránh sự bất hòa, đụng độ ở công sở. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, biết cách nói “Không” sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình. Leila Bulling Towne - chuyên gia huấn luyện các quản trị viên ở San Francisco khuyên rằng: bạn nên thẳng thắn, cương quyết khi nói lời từ chối và khéo léo đưa ra lý do.



Marjorie Brody, Tổng giám đốc điều hành và người sáng lập của công ty Brody Professional Development ở Philadelphia, lại cho rằng bạn có thể từ chối mà không nhất thiết phải giải thích. Nếu nói “Không” với sếp làm bạn bất an, Brody khuyên bạn cứ nói thẳng: Hãy nói với ông/bà ấy ‘Đây là những việc hiện tôi đang chịu trách nhiệm. Có phải ông muốn tôi ngưng những việc này lại để làm theo lời ông không?’


Giành chiến thắng khi tranh luận:


Mọi người đều muốn có những đóng góp quan trọng cho công ty. Vì thế, không gì đáng thất vọng hơn việc ý kiến của bạn cứ phải “nhường bước” cho ý tưởng của người khác.



Một bí quyết để giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận tại công ty là nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn. Theo Vicky Oliver - chuyên gia tư vấn về nghề nghiệp ở New York, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Sếp tồi, đồng nghiệp điên khùng và những kẻ ngốc khác ở công ty” thì bạn nên lắng nghe chăm chú những điều người khác nói. Thật gay go nếu bạn cứ muốn chen ngang và bênh vực cho bản thân.



Olivier nhấn mạnh rằng bạn cần biết thừa nhận sự đúng đắn của lý lẽ phía bên kia. “Hãy luôn cảm ơn người kia vì đã bày tỏ quan điểm của họ. Những câu nói như ‘Tôi nghe bạn’ và ‘Điều này rất thú vị’ sẽ làm người ta cảm thấy bạn là người khách quan”.


Làm sao thuyết phục đồng nghiệp ủng hộ bạn?



Ngay cả khi bạn không tranh cãi quyết liệt với sếp hay đồng nghiệp, bạn vẫn có thể phải đương đầu với sự phản kháng của những người bảo thủ không muốn đi theo một hướng mới, làm việc theo phương cách mới.


Nếu bạn đang đứng đầu một dự án, bạn phải trình bày quan điểm của mình một cách thuyết phục. Oliver cho rằng tập trung vào những lợi ích tổng thể có thể là yếu tố quyết định để giành được sự ủng hộ của mọi người. “Hãy trình bày ý tưởng của bạn sao cho mọi người thấy nó có ích cho cả tập thể.”



Hãy biết ơn những người đã giúp đỡ bạn



Theo Lynne Waymon - Tổng giám đốc điều hành của Contacts Count, một công ty cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn trên toàn nước Mỹ, bạn nên thể hiện lòng biết ơn của bạn. Người ta sẽ sẵn lòng thực hiện theo ý bạn khi bạn biết trân trọng những gì họ đã làm.



Waymon, tác giả của cuốn “Hãy thu lợi từ những mối quan hệ của bạn” , khuyên bạn nên dành thời gian để thể hiện lòng biết ơn, đồng thời xây dựng một mạng lưới quan hệ có thể ủng hộ những nỗ lực của bạn trong tương lai. “Hãy tự hỏi: Ai đã hỗ trợ nguồn lực cho tôi? Ai đã nỗ lực để giúp tôi? Ai đã cố gắng cung cấp thông tin về một cơ hội cho tôi? Sau đó hãy tìm một cách thú vị để cảm ơn những người đó – một tấm thiệp vui nhộn, một e-mail ngắn, tấm vé xem phim hay giấy mời tham dự một sự kiện.”


Dưới đây là số một ý tưởng cuối cùng để giúp công việc của bạn được “xuôi chèo mát mái”:


Hãy thực tế. Đừng yêu cầu công ty những điều phi thực tế. Hãy thấu hiểu công ty của bạn, cách quản trị và những nguồn lực mà bạn có thể sử dụng khi suy ngẫm về một ý tưởng.


Hãy lập kế hoạch. Dù bạn đề xuất ý tưởng cho một phần mềm mới, muốn xin kéo dài thời gian nghỉ phép hoặc làm việc ở nhà, bạn cũng nên soạn một kế hoạch chi tiết, lập dự toán chi phí để trình bày với sếp. Hãy để sếp biết tác động của những đề xuất này đối với nhóm làm việc của bạn, nhấn mạnh những lợi ích chúng mang lại đối với bạn, nhóm làm việc và công ty.


Hãy xin ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp. Nếu đang thực hiện một dự án có ảnh hưởng đến mọi người trong nhóm của bạn, bạn nhớ hỏi ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp. Hãy nghiên cứu nhận xét của họ với thái độ khách quan. Đồng nghiệp sẽ dễ ủng hộ một sáng kiến có sự đóng góp của họ và tác động tích cực tới họ.


(Theo careerbuilder.com)

Bí mật của vận may trong sự nghiệp



Trong sự nghiệp, có những người dường như luôn gặp may mắn. Họ có được công việc tốt nhất, sự đề bạt tuyệt vời nhất và mức lương hậu nhất. Tất cả chúng ta đều từng biết những người như thế. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ suy nghĩ một cách nghiêm túc tại sao và làm cách nào họ lại có thể may mắn đến vậy?

May mắn = chuẩn bị chu đáo + cơ hội:

Khi tư vấn về nghề nghiệp cho các bạn ứng viên, tôi nhận thấy những bạn có được vận may luôn tin vào “công thức về may mắn” trên. Tất cả họ đều chủ động:

Theo sát những xu hướng kinh tế, ngành nghề và tình hình công ty
Liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức
Tự trang bị những công cụ, kỹ năng làm việc và cập nhật thông tin mới
Nắm rõ những thành tựu và thành tích bản thân đạt được
Cập nhật hồ sơ tìm việc, portfolio
Duy trì các mối quan hệ nghề nghiệp và cá nhân

Tất cả họ đều biết cơ hội nằm ở đâu để có thể xuất hiện đúng nơi và đúng thời điểm, sẵn sàng chớp lấy cơ hội!


Nhật ký nghề nghiệp – Hữu ích hơn bạn nghĩ!

Bạn có thể làm gì để gia tăng vận may trong sự nghiệp của mình? Tôi thường khuyến khích các bạn ứng viên ghi nhật ký nghề nghiệp. Nhật ký này có thể chỉ đơn giản là một cuốn sổ gáy lò xo. Cuối mỗi tuần, hãy tự hỏi bạn đã tạo được sự khác biệt gì trong công ty hay đã phát triển được kỹ năng gì cho nghề nghiệp của mình và ghi chép lại. Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi như:

Bạn đã thiết lập được mối quan hệ với một khách hàng lớn?
Bạn đã giành được một thương vụ quan trọng?
Bạn đã xây dựng được mối quan hệ với một đối tác chiến lược mới?
Bạn đã thực hiện được một dự án quan trọng? Bạn đã cải tiến một quy trình làm việc? Bạn có tham gia vào một cuộc họp hay dự án quan trọng của nhóm không? Hãy liệt kê những kết quả bạn đạt được.

Bạn có thể xác định được sự đóng góp của bạn đóng vai trò ra sao đối với nhóm làm việc, phòng ban, bộ phận, hoặc tổ chức hay không?

Một cách khác để xác định những thành tựu trong sự nghiệp của bạn là kể câu chuyện theo cấu trúc CAR (Challenge Action Result) hay PAR (Problem Action Result). Hãy tự hỏi: - Tôi đã đối mặt với trở ngại (challenge) hay vấn đề (problem) gì? - Tôi đã hành động (action) như thế nào? - Hành động của tôi đã mang lại kết quả (result) gì cho công ty?

Viết nhật ký nghề nghiệp sẽ giúp bạn nắm rõ những đóng góp của mình trong công việc. Đồng thời, việc này sẽ cho bạn những thông tin về thành tích đã đạt được, rất hữu ích cho hồ sơ tìm việc của bạn (vốn luôn cần được cập nhật), đánh giá hiệu quả làm việc của bản thân, những nỗ lực phát triển kinh doanh cũng như những cơ hội mở rộng các mối quan hệ xã hội. Và như thế vận may trong sự nghiệp của bạn sẽ gia tăng gấp bội!

Vivian VanLierPresident of Advantage Résumé & Career ServicesTheladders.com

Lùi 1 bước, tiến 2 bước



Nhiều người không chọn một vị trí thấp hơn vì suy nghĩ như thế là dấu hiệu đi xuống của sự nghiệp. Thật ra, làm một công việc ở vị trí thấp hơn vẫn có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp nếu công việc đó nằm trong một kế hoạch nghề nghiệp lâu dài.


Khi nào làm một vị trí thấp hơn là phù hợp? Làm thế nào để quá trình chuyển đổi công việc diễn ra thuận lợi? Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho bạn.


Tìm hiểu bản thân, vì sao bạn phải lùi một bứơc?


1. Do hoàn cảnh đưa đẩy:

Bối cảnh chung của nền kinh tế hay sự khó khăn về tài chính của bản thân đều có thể là nguyên nhân khiến bạn phải chấp nhận một chức vụ thấp hơn. Không có gì phải xấu hổ về việc này. Tuy nhiên, đầu tiên hãy nghiêm túc tự hỏi tại sao mình lại rơi vào hoàn cảnh như hiện nay. Tôi biết nhiều người đã buộc phải chấp nhận một vị trí thấp hơn vì họ đã không quản lý tốt sự nghiệp của họ. Hãy làm điều phải làm, nhưng bạn cần rút kinh nghiệm để đừng rơi vào hoàn cảnh này nữa.

2. Vì bạn muốn chuyển nghề:
Chuyển nghề là một lý do hoàn toàn hợp lý để chấp nhận một vị trí thấp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là chuyển nghề không đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu từ con số không. Hãy tận dụng những kỹ năng liên quan (transferable skills) hoặc kiến thức chuyên môn có thể giúp bạn giành được một vị trí cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ chuyển ngành không giống như chuyển nghề. Khi chuyển ngành nhưng làm cùng một công việc, bạn vẫn có thể nhắm vào những vị trí cùng cấp. Chẳng hạn, một trưởng phòng tài chính trong một công ty phần mềm có thể nắm một vai trò tương tự trong một công ty về du lịch hay quảng cáo...
3. Để tích lũy kinh nghiệm:
Một vị trí thấp hơn trong một phòng ban khác có thể giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định, hãy cân nhắc về sự tương thích, khả năng thành công của bạn và tác động của việc chuyển đổi ấy với kế hoạch nghề nghiệp tổng thể của bạn.

4. Tìm một hướng đi mới để thăng tiến sự nghiệp:
Hãy hình dung bạn đang cố gắng leo lên đỉnh một ngọn núi. Tuy nhiên, mới đi được chừng 2/3 thì bạn thấy đường bị tắc hoặc quá gập ghềnh, khó đi. Lúc này bạn sẽ có 2 lựa chọn: bỏ cuộc hoặc leo xuống vị trí thấp hơn một chút để tìm đường khác leo lên đỉnh. Trong nghề nghiệp, mọi chuyện cũng tương tự. Đảm nhận một vị trí thấp hơn nhưng phù hợp có thể là một bước đi khôn ngoan nếu bạn có lòng tin vào thành công và biết rằng đây là cách đúng đắn để bạn tiếp tục thăng tiến sự nghiệp.

Chinh phục nhà tuyển dụng:
Một khi đã xác định mình nên chấp nhận một chức vụ thấp hơn, bạn cần chuẩn bị chu đáo để lọt được vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng (NTD). Chắc chắn sẽ có nhiều ứng viên trẻ cạnh tranh với bạn. Vì thế, bạn cần “đánh tan” sự ngờ vực của NTD là trình độ của bạn quá cao so với công việc này nên sớm muộn gì bạn cũng sẽ chán và bỏ việc.

Bạn cần trình bày một cách tích cực và thuyết phục lý do bạn muốn công việc này. Chẳng hạn, bạn có thể nói: “Tôi muốn tạo dựng sự nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng. Công việc này sẽ tạo điều kiện để kiến thức và kỹ năng của tôi có ‘đất’ dụng võ, cũng như giúp tôi rèn luyện kỹ năng thực hành từ cấp độ cơ bản. Nhờ vậy, tôi sẽ có thể phục vụ khách hàng của công ty được tốt hơn.”
Tóm lại, khi trao đổi với NTD, bạn cần thể hiện mình là ứng viên: - Có đủ sức khỏe và sự nhiệt tình để làm việc cũng như sự linh hoạt, khả năng và lòng ham học hỏi. - Sẽ đem lại nhiều lợi ích cho công ty nhờ có kinh nghiệm hơn là một ứng viên trẻ tuổi chưa được “thử lửa”.- Sẽ hài lòng với vị trí của mình và không đòi thăng chức chỉ 3 tháng sau khi bắt đầu công việc.- Hiểu rằng việc đề bạt sẽ dựa trên hiệu quả làm việc.

Một điều quan trọng khác mà bạn cần lưu ý là khi chấp nhận một chức vụ thấp hơn, bạn không nên có thái độ kẻ cả, xem thường các đồng nghiệp trẻ. Thái độ ấy sẽ gây ành hưởng xấu đến kế hoạch của bạn. Hãy lưu tâm phát triển sự nghiệp của bạn trong vai trò mới và quản lý chặt chẽ hiệu quả làm việc của bản thân. Nếu luôn tự nhủ rằng công việc này là một bước quan trọng trong chiến lược nghề nghiệp dài hạn, bạn sẽ làm việc tích cực hơn.

(Theo career-advice.monster.com)

welcome to phongluuqb.com: 11 mẹo ít người biết để tăng tốc sự nghiệp

http://www.phongluuqb.com/shopping/

11 mẹo ít người biết để tăng tốc sự nghiệp



1. Nhờ những doanh nhân nổi tiếng giúp đỡ:

Khi khởi nghiệp, Karen Fuqua - Chủ tịch của Fuqua Consulting Group đã từng gửi thư cho 50 nữ doanh nhân hàng đầu theo bình chọn của tạp chí Fortune để nhờ họ dìu dắt bà trong một nghề nghiệp mới hoặc cho bà lời khuyên.
Fuqua nhớ lại: “Tôi chẳng thể hình dung nổi về sự phản hồi mà mình nhận được. Những lá thư họ gửi cho tôi thật tuyệt vời. Các nữ doanh nhân hàng đầu đó đã động viên, chia sẻ bí quyết, cho tôi lời khuyên về những điều nên làm và không nên làm khi phụ nữ kinh doanh. Tất cả đều rất dễ thực hiện và hiệu quả đến không ngờ.”


2. Tìm hiểu về thành quả công việc:

Theo Sean Ebner - Phó Chủ tịch khu vực của công ty Technisource chuyên tuyển dụng và cung cấp giải pháp về IT, bạn nên cố gắng tìm hiểu tiêu chuẩn chất lượng của những công việc mà sếp bạn đang thực hiện để biết được thành phẩm như thế nào. Nhờ vậy, khi sếp của bạn bệnh hoặc nghỉ phép, bạn có thể chủ động xin làm thay. Việc này vừa giúp ích cho sếp vừa giúp bạn tạo được ưu thế so với đồng nghiệp.


3. Hãy xung phong làm những việc nhỏ:

Theo Ebner, hãy chủ động kết nối với đồng nghiệp. Bằng cách này, bạn sẽ dễ tiếp cận với những nhà quản lý cấp cao hơn. Lấy ví dụ một đồng nghiệp cũ của Ebner, vốn học không giỏi lắm ở Đại học, do thành tích học tập không tốt nên anh ấy không được tuyển vào công ty ở vị trí tư vấn mà chỉ được giữ vai trò một nhân viên hành chính.
“Anh ấy trân trọng tất cả những việc người ta yêu cầu mình làm cũng như luôn tìm cách để giúp sếp những việc mang tính cá nhân như ghi nhớ ngày sinh và mua hàng cho vợ sếp. Sau khoảng một năm, anh được đề bạt vào bộ phận tư vấn ở cấp bậc cao hơn vị trí mà anh ấy từng ứng tuyển sau khi ra trường. Chính những mối quan hệ mà anh ấy đã nuôi dưỡng cùng sự nhiệt tình của anh ấy từ những việc nhỏ nhặt đã đưa anh đến đến vị trí hấp dẫn kia.”



4. Nắm chắc thông tin về ngành nghề của bạn:

Kristen Fischer
- tác giả của cuốn “Mỳ ăn liền, thuê nhà và hồ sơ xin việc” khuyên chúng ta: “Hãy tham dự những hội nghị liên quan đến ngành nghề của mình, thiết lập quan hệ với những người trong ngành thông qua mạng Internet. Bên cạnh đó, hãy không ngừng kết nối với những khách hàng tiềm năng, không nhất thiết phải trong ngành của bạn. Họ có thể sẽ là một khách hàng lớn trong tương lai. Bạn không bao giờ hình dung hết được lợi ích mà một mối quan hệ có thể mang lại cho bạn.”


5. “Mài bén” kỹ năng nói chuyện và thuyết trình của bạn:

Theo Laurent Duperval
- Chủ tịch của Duperval Consulting, đa số chúng ta rất ngại nói chuyện trước công chúng. Tuy nhiên, đó lại là một trong những phương tiện truyền thông marketing và quảng cáo hiệu nghiệm nhất mà bạn có.
“Hãy chủ động nắm bắt tất cả những cơ hội nói trước đám đông. Người ta sẽ đánh giá bạn như một người giàu kiến thức, tự tin và có năng lực. Hơn nữa, nếu bạn chứng tỏ mình là người nổi trội nhất, cấp trên sẽ nghĩ đến bạn đầu tiên khi muốn đề bạt ai.”


6. Thân thiện với mọi người:
Duperval cho rằng trong một thị trường mà công việc khan hiếm và sự bất ổn định lan tràn, con người rất dễ mất bình tĩnh. Vì vậy, “Hãy thân thiện với mọi người xung quanh bạn, đặc biệt là khi mọi việc diễn tiến theo chiều hướng xấu. Dưới sức ép, những người có thể giữ được sự điềm tĩnh cũng như nụ cười sảng khoái sẽ trở nên nổi trội. Đó chính là những phẩm chất mà mọi nhân viên luôn muốn sếp mình có được.”


7. Phát biểu ý kiến của bạn ngay cả khi nó trái ngược với mọi người:

Theo Duperval, hãy logic và khôn ngoan khi trình bày ý kiến của bạn. Điều quan trọng là đừng phản đối mọi ý tưởng hoặc đề xuất của đồng nghiệp.

“Nếu bạn cảm thấy mình hoàn toàn không tán đồng với một vấn đề, hãy học cách trình bày và tranh luận một cách thuyết phục. Việc tranh luận hợp lý, thỏa mãn lợi ích cá nhân của mọi người cũng như lợi ích tốt nhất của công ty là một kỹ năng đặc biệt, có giá trị lớn lao đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.”


8. Giúp đỡ nhân viên PR của công ty:

Theo Sammie Becker - Tổng Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập của TigressPR, bằng cách xuất hiện trong các bài báo hoặc đài phát thanh, truyền hình như một “nguồn thông tin của chuyên gia”, bạn sẽ thu hút được sự chú ý dành cho công ty và chính bạn, hỗ trợ đắc lực cho phòng PR.
“Hãy xung phong làm diễn giả ở hội nghị, hội thảo chuyên gia hoặc thậm chí ở hội thảo trực tuyến (webinar). Đây là những việc mà đồng nghiệp tốt của bạn – nhân viên PR – có thể sắp xếp giúp bạn.”


9. Tìm hiểu về công ty

Theo Judi Perkins, một chuyên viên hướng nghiệp, bạn nên nghiên cứu phương thức kinh doanh và sản phẩm của công ty, bất kể thông tin này có liên quan đến công việc của bạn hay không.
“Hãy nắm chắc những khuynh hướng trong ngành của bạn và những động thái của đối thủ cạnh tranh. Đối với một nhân viên dịch vụ khách hàng, những kiến thức này sẽ làm bạn luôn được chú ý.”

10. Hãy trân trọng nỗ lực của người khác:

Nếu công ty bạn có phát hành bản tin nội bộ, bạn nhớ đọc nó nhé! Hãy trân trọng những thành quả của người khác dù bạn có quen họ hay không. Đừng quên cảm ơn những người đã giúp bạn dù là việc nhỏ hay lớn.


11. Hãy tìm hiểu, nhưng đừng nịnh sếp :

Hãy tìm hiểu xem sếp coi trọng những phẩm chất gì ở nhân viên. Nếu sếp muốn nhân viên phải suy nghĩ kỹ lưỡng về một vấn đề trước khi nhờ sếp giúp đỡ, bạn nhớ đừng chạy đến phòng làm việc của ông/bà ấy ngay khi vừa mắc phải khó khăn nhé!

(Theo careerbuilder.com)

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2009

Truyền đạt, truyền lửa, truyền thành công!

Hẳn chúng ta vẫn nhớ đến bài phát biểu của Steve Jobs - Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) vào tháng 6/2005. Không hô hào khẩu hiệu, chẳng kể lể thành tích, nhưng bài diễn thuyết của ông đã gây chấn động lớn ở buổi lễ và trên mạng Internet toàn cầu sau đó.

Không bàn tới nội dung của bài phát biểu vốn dĩ quá đột phá và xuất sắc, ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh góp phần giúp bài diễn thuyết của Steve thành công rực rỡ: đấy là phương cách truyền đạt hoàn hảo của ông với phong cách và sự chuẩn bị nội dung không thể chê vào đâu được.

Bạn không phải là Steve Jobs, tuy nhiên nếu bạn là một nhà quản lý giỏi, hẳn bạn cũng đã và đang trang bị cho mình một phong cách truyền đạt rất riêng cho bản thân để hỗ trợ cho công việc, bởi kỹ năng giao tiếp và truyền đạt luôn nằm ở phần đầu trong danh sách các kỹ năng bắt buộc của người quản lý. Bên cạnh phương pháp riêng của mình, bạn có thể tham khảo những bí quyết sau.






Chuẩn bị thông tin thật kỹ Dù là một bài diễn văn quan trọng, một email giao việc hay chỉ là một đôi câu nói hướng dẫn, thì điều kiện đầu tiên của thông tin vẫn là phải đầy đủ, có bố cục chặt chẽ, có dàn ý rõ ràng. Bạn nên nghĩ kỹ về những điều mình sẽ nói/viết, có mở đầu, diễn giải và kết thúc không, đã đủ các ý cần nêu chưa, các ý ấy đã rõ ràng dễ hiểu chưa, có nguyên nhân, mục đích gì… Một thông tin được chuẩn bị tốt sẽ là khởi đầu của thành công, và ngược lại, việc chuẩn bị thông tin kém sẽ đem lại sự trắc trở cho công việc, bắt nguồn từ việc nhân viên không hiểu gì về đều bạn muốn truyền đạt, hoặc là hiểu sai ý, kiểu như ông nói gà mà bà nghe thành vịt. Chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được từ mà mình viết hoặc nói ra, chỉ cần chúng ta thực sự chú ý.


Chỉ một thông điệp chínhMột lần truyền đạt tốt nhất chỉ nên chứa một thông điệp chính. Bởi trí nhớ và tốc độ tiếp nhận thông tin của con người có giới hạn, truyền đạt quá nhiều thông điệp hoặc đưa quá nhiều thông tin không cần thiết sẽ khiến nhân viên cảm thấy rối rắm, chẳng biết đâu mà lần, chẳng biết phải thực hiện việc gì. Bên cạnh đó, thông tin nên ngắn gọn, không vòng vo quanh quẩn (nhất là trong các bài nói) mà nên đi thẳng vào chủ đề chính sau một câu mở đầu.

Nhấn mạnh và lặp lại Đề cập đến "dàn ý" ngay từ đầu là phương pháp rất phổ biến và hiệu quả để cho người nghe có thể hình dung và nhớ được nội dung của thông tin. Phương pháp lặp ở cuối cùng để nhấn mạnh ý chính và gây ấn tượng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các bạn cứ để ý phần mềm Word có công cụ Bold (B - tô đậm), Italic (I - in nghiêng) và Underline (U – gạch dưới). Trong phần truyền đạt của mình dù là nói hay viết, bạn hãy tận dụng các chức năng này để nhấn mạnh các ý chính, tuy nhiên hãy nhớ đừng lạm dụng quá mức khiến người nghe/ đọc cảm thấy rối rắm.

Lắng nghe và thảo luận Một nhà quản lý biết cách truyền đạt tốt luôn tìm hiểu xem nhân viên đã nắm rõ vấn đề chưa, đặt những câu hỏi cho nhân viên, khuyến khích nhân viên thảo luận, hỏi lại mình, tranh luận cùng mình. Bên cạnh đó, việc lắng nghe ý kiến của nhân viên sẽ giúp nhà quản lý bổ sung thông tin, có được ý tưởng mới, hoàn thiện kế hoạch, nhìn nhận vấn đề một cách sâu rộng hơn.

Thái độ truyền đạtThái độ truyền đạt là một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định phần truyền đạt của bạn có thành công hay không. Thái độ ấy ẩn chứa trong cách dùng ngôn từ, trong biểu cảm của giọng nói và trong ngôn ngữ cơ thể. Nếu bạn dùng từ ngữ quá cao ngạo, đầy mệnh lệnh, giọng nói của bạn lạnh lùng, thái độ của bạn quá thô lỗ thì hẳn nhân viên của bạn ngoài việc “run như cầy sấy” hoặc đầy bất mãn, sẽ chẳng còn tâm tư đâu tiếp nhận thông tin của bạn. Một gương mặt thân thiện, không cần phải cười nhiều nhưng toát ra vẻ gấn gũi, ngôn ngữ cơ thể đúng mực, không quá thân mật nhưng cũng không xa cách, ngôn từ chừng mực, đơn giản, rõ ràng dễ hiểu sẽ giúp cho việc truyền đạt của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Ngoài ra, người quản lý nên điều chỉnh cách nói/viết của mình cho phù hợp với nhân viên tùy theo trình độ, tuổi tác, văn hóa... Với người già không nên nói qua nhanh, với thanh niên thì đừng nên nói quá chậm hoặc tác phong chậm chạp sẽ gây hiệu ứng không tốt khi giao tiếp với nhau.

Ở những công ty nhỏ và vừa, do số lượng nhân viên ít đặc thù văn hóa công ty cởi mở gần gũi hơn, nên khoảng cách giữa nhà quản lý và nhân viên có thể thu hẹp, tựa như anh em, bạn bè, vì vậy, việc truyền đạt cũng có thể bớt theo khuôn khổ mà linh động hơn. Tuy nhiên trên cơ bản vẫn nên thực hiện theo các bước đã nêu (có đơn giản hóa đi), giữa sếp và nhân viên cũng nên có một khoảng cách nhất định, không thể đi quá giới hạn, kiểu như sếp và nhân viên bằng tuổi xưng hô “mày tao”...

Truyền đạt là truyền lửaTrên tất cả, mục đích của việc truyền đạt thông tin là để thực hiện công việc trôi chảy, kinh doanh thuận lợi, công ty thành công. Để đạt được điều đó, mỗi nhân viên trong công ty phải hiểu được sứ mạng của công ty cũng như sứ mạng của bản thân. Nhiệm vụ của một nhà quản lý là truyền đạt để nhân viên nắm rõ và cố gắng hết sức thực hiện sứ mạng đó, vì bản thân họ (thu nhập, thăng tiến) và vì công ty. Chính vì thế, một khi người quản lý đốt lên được ngọn lửa đam mê công việc cho chính bản thân mình, tìm được lý tưởng sống và làm việc của mình, thì ngọn lửa đó sẽ lan tỏa đến nhân viên một cách tự nhiên và bền vững, thắp lên trong lòng nhân viên những khát vọng, ước mơ cống hiến và đột phá, thay đổi, vươn lên. Như bức thư gửi nhân viên nổi tiếng của Bill Gates, như bài diễn thuyết thế kỷ của Steve Jobs đã làm được.

Nguồn từ http://advice.vietnamworks.com/vi/career/bi-quyet-thang-tien/truyen-dat-truyen-lua-truyen-thanh-cong.html

XEM THÊM BÀI KHÁC TẠI ĐÂY.

..............

10 câu nói bất hủ của Bill Gates

10 câu nói bất hủ của Bill Gates




Trước khi về hưu vào tháng 7/2008, Bill Gates đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Biết đâu nhờ học hỏi những lời khuyên bổ ích này, một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai?

1. “Cuộc sống vốn không công bằng - Hãy tập quen dần với điều đó.”->

Thế giới không bao giờ công bằng. Bạn biết điều này chứ? Bạn không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện tại, vì thế hãy cố gắng thích nghi.

2. “Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.”->

Lòng tự trọng thái quá có thể sẽ gây khó khăn cho công việc của bạn. Đừng quá đề cao lòng tự trọng của mình vì điều người ta quan tâm là bạn đạt được gì, chứ không phải là lòng tự trọng.

3. “Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.”

Thường thường, bạn không thể giàu có nếu chỉ vừa mới tốt nghiệp trung học. Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý cấp cao, bạn cần có cả hai: bằng tốt nghiệp trung học và tiền bạc.

4. “Nếu bạn nghĩ rằng giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.”

Đừng than vãn rằng sếp của bạn khó tính quá. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn bạn gặp phải đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm. Đơn giản là vì nếu không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm gì và nhanh chóng thất nghiệp. Và lúc này cũng sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

5. “Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ta thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.”->

Đừng quy thất bại của bạn cho định mệnh. Tất cả những gì bạn cần hiện giờ là giữ bình tĩnh và bắt đầu lại từ đầu.

6. “Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng "đáng chán" như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi cằn nhằn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.” ->

Bạn nên thể hiện lòng biết ơn của mình với bố mẹ vì đã dành phần lớn cuộc đời nuôi bạn khôn lớn. Sự “cổ lổ sĩ” của bố mẹ bạn ngày nay là cái giá họ phải trả cho sự lớn khôn của bạn.

7. “Ở trường học có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Ở một số trường học người ta còn hủy bỏ những điểm rớt và cho bạn cơ hội để bạn giành điểm cao. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế đâu.”->

Hãy tự nhủ rằng bạn luôn có thể trở thành người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có nhiều động lực hơn để phấn đấu cho sự nghiệp của mình.

8. “Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.”->

Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.


9. “Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.”->


Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.


10. “Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy.”->


Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.






10 phẩm chất cần có của một chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp


Một số nghiên cứu về kỹ năng và tính cách của các chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp - những người thành công trong việc lôi cuốn, thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của họ, đã cho thấy rằng, ít nhất có 10 phẩm chất quan trọng để tạo nên một người bán hàng cừ khôi. Bạn có muốn khám phá 10 phẩm chất đó?

Nếu muốn cải thiện hoạt động bán hàng của mình, bạn không thể bỏ qua những phẩm chất này. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng và xem xét xem liệu bạn đã có bao nhiêu trong số 10 tính cách của một chuyên gia bán hàng chuyên nghiệp. Nếu bạn không tìm thấy những tính cách trên trong hoạt động bán hàng của mình, hãy tìm cách học hỏi, rèn luyện để tạo ra chúng.1. Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó

1. Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó

Cho dù theo đuổi bất cứ loại hình kinh doanh nào, một người bán hàng chuyên nghiệp luôn có những lý do mạnh mẽ đằng sau mong muốn hướng tới thành công. Lý do lập nghiệp của tôi là muốn chứng tỏ bản thân cho cha mẹ thấy rằng tôi hoàn toàn có đủ bản lĩnh để làm chủ cuộc đời mình. Tôi rời trường cao đẳng chỉ sau 90 ngày nhập học khi biết rằng nền tảng giáo dục cơ bản không phù hợp với tôi. Cha mẹ tôi đặt rất nhiều hy vọng vào tôi và họ cảm thấy vô cùng thất vọng với hành động bỏ học này. Cha tôi đã từng nói: “Mẹ và bố luôn yêu quý con, thậm chí cả khi con không thành đạt”. Đó chính là cuộc nói chuyện đầu tiên đem lại cho tôi động cơ phấn đấu, và nó đã nhen nhóm trong tôi niềm đam mê trở thành một con người thành công nhất, qua đó để chứng tỏ cho cha mẹ thấy một vài điều gì đó. Bạn đang cố gắng chứng minh điều gì? Và với ai? Bạn phải biết lý do tại sao bạn lựa chọn loại hình kinh doanh của riêng mình.

2. Sự quan tâm tới người khác

Nếu bạn mong muốn có được những thành công trong kinh doanh, bạn phải thực sự quan tâm tới mọi người xung quanh và làm sao để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Bạn phải học cách làm sao để khách hàng bộc lộ bản thân, khiến họ cảm thấy mình quan trọng và thấu hiểu khách hàng đủ sâu sắc để xác định bạn có thể làm gì giúp họ.

3. Niềm tin và sức mạnh

Những người bán hàng chuyên nghiệp luôn bộc lộ một niềm tin và sức mạnh trong cách mà họ nói cũng như cách hành động của mình. Mọi cử chỉ, dáng điệu của họ thường toát lên vẻ lịch sự. Họ mặc những bộ quần áo trang nhã. Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách sáng tạo. Nếu bạn không chắc chắn lắm về tính cách này, hãy thử hỏi một ai đó mà bạn tin tưởng để họ đánh giá bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích.

4. Sự cảm thông

Để thành công, bạn phải cân bằng giữa cái tôi cá nhân với nhu cầu cần thiết kèm theo một sự nồng ầm chân thật. Sự quan tâm chân thành tới hạnh phúc của những người mà bạn giao dịch sẽ tạo ra mối quan hệ tin tưởng qua đó cho phép bạn phục vụ không chỉ những mong đợi của bản thân mà còn của bạn bè, người thân và những người quen biết mà rất có thể họ sẽ kể về bạn, về công ty bạn cho vô số những người khác nghe.

5. Hướng trọng tâm vào các mục tiêu

Nếu thực sự nghiêm túc với các hoạt động kinh doanh của mình, bạn cần đặt ra những mục tiêu rõ ràng và chuyển tải chúng thành văn bản. Bạn biết chính xác những gì bạn đang nỗ lực phấn đấu và mong đợi khi nào thì những mục tiêu đề ra được hoàn thành. Nhận thức được tương lai của mình, bạn sẽ tập trung hơn vào công việc kinh doanh mỗi ngày sao cho hiệu quả nhất.

6. Kiên trì và bền bỉ

Các nhà bán hàng chuyên nghiệp luôn biết lập kế hoạch một cách hiệu quả nhất nhằm tiến từng bước vững chắc trên con đường đi đến mục tiêu đề ra. Họ dựa trên những hệ thống đã được chứng minh tính hiệu quả để hoạch định thời gian biểu và học hỏi những sách lược quản lý thời gian hữu hiệu nhất.

7. Nhiệt tình ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất

Quá khứ là không thể thay đổi cũng như không thể kiểm soát được tương lai, vì vậy, bạn phải sống cho ngày hôm nay, hãy làm những điều tốt nhất có thể để mỗi ngày trôi qua là một ngày của sự hoàn thành công việc và đạt được các mục tiêu đề ra. Khi bạn đương đầu với một tình huống khó khăn có thể “bòn rút” sự nhiệt tình của bạn, hãy hình dung nó một cách rõ ràng cả trong tâm trí lẫn trên giấy tờ. Sau đó quay lại đối mặt với nó và để cảm xúc của bạn trở lại bình thường. Và rồi bạn sẽ nhìn nhận lại vấn đề với đầu óc tỉnh táo và nhẹ nhàng. Một cách thoải mái, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi phần lớn các trường hợp đều không quá tệ hại như những gì bạn suy nghĩ ban đầu.

8. Làm việc với quan điểm tích cực

Hãy biết giữ vững tính tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực. Đừng cho phép sự tiêu cực lấy đi sinh lực của bạn hay cám dỗ bạn đi lệch khỏi con đường mà bạn đã lựa chọn.

9. Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc

Những doanh nhân thành công luôn luôn biết quý trọng khách hàng. Họ thấu hiểu ý nghĩa của một câu thành ngữ cổ: Bạn phải bỏ tiền bạc ra để có được tiền bạc, và niềm tin tín ngưỡng đó chính là vấn đề con người. Họ đầu tư một cách khôn ngoan vào những điều đem lại sự tốt đẹp cho các khách hàng mà họ phục vụ.

10. Một sự đầu tư nghiêm túc từ trong tâm trí

Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp là những người học hỏi suốt đời. Tôi biết rằng bạn sẽ có được tính cách đó đơn giản chỉ bởi bạn đang đọc bài viết này. Hãy đặt ra mục tiêu trở thành người học hỏi suốt đời, và bạn sẽ không bao giờ gặp phải những khoảnh khắc ngớ ngẩn. Hơn thế nữa, bạn sẽ có được những thành công kỳ diệu trong bất cứ điều gì mà bạn đặt ra trong tâm trí là cần phải học hỏi!

20 điều tuyệt vời và xấu xí của web




Cách đây 2 thập kỷ, nhà khoa học Tim Berners-Lee quyết định xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin, được coi là tiền thân của web ngày nay. Khi ấy, ông không thể hình dung phát minh đó ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như thế nào.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày web ra đời, các chuyên gia công nghệ đã liệt kê những mặt tốt và xấu của thế giới online:

** 10 điều thú vị của web

Video

Công nghệ web, máy ảnh giá rẻ, điện thoại camera và các dịch vụ như YouTube đã mang đến cho mỗi người một kênh thông tin để đăng tải những hình ảnh họ thu được và tạo nên xu hướng chia sẻ nội dung kiểu mới. Nói cách khác, mọi người có thể trở thành ngôi sao cả khi họ không xinh, ít tiền, thậm chí hát dở tệ.

Sự hài hước

Một trong các đặc điểm được đánh giá cao nhất trên web là khả năng lan truyền những câu chuyện gây cười. Những đoạn video vui, một câu bình luận châm biến hay hình ảnh đã được Photoshop cho thấy tiếng cười trên Internet là vô hạn.

Game online

Ngày trước, người chơi game máy tính thường là những anh chàng cô đơn, suốt ngày trong phòng ôm lấy màn hình. Game online ra đời, thu hút hàng triệu người kể cả phụ nữ, trẻ con và người cao tuổi. Họ vẫn dành nhiều thời gian tham gia nhưng không cô đơn mà còn hình thành nên những cộng đồng ảo và liên tục gặp gỡ nhau ngoài đời (offline).

Lưu giữ lịch sử
Bảo tồn giá trị lịch sử đang là khía cạnh ít người để ý trên web. Nhưng đây chính là công cụ hữu hiệu để mọi người ghi lại những sự kiện đang diễn ra trên toàn thế giới nhằm chia sẻ cho nhau cũng như lưu giữ cho thế hệ sau.

Giao thoa văn hóa

Người ta vẫn hay nói đến những "cú sốc văn hóa" khi rơi vào môi trường lạ với ngôn ngữ khác, lối sống khác, tập tục khác. Mạng xã hội trực tuyến và các công cụ tìm kiếm đã phần nào khắc phục vấn đề này khi mang đến cái nhìn sâu hơn cho người đọc về những vùng miền họ chuẩn bị khám khá.

Hoạt động xã hội

Các nhà hoạt động xã hội nhận thấy sức mạnh của web trong việc tổ chức, trao đổi thông tin hiệu quả hơn, như xây dựng website để chỉ trích chính sách của các chính trị gia, hoặc chê bai dịch vụ của nhà cung cấp, điều trước đây người ta chỉ có thể than phiền với bạn bè, người thân.
Thương mại điện tử
Website mua sắm, rao vặt, đấu giá trực tuyến... giúp đưa mô hình kinh doanh kiểu cũ lên Internet. Người sử dụng máy tính có thể ngồi một chỗ để khảo giá và xem xét mẫu mã sản phẩm trên nhiều gian hàng. Khoảng cách về địa lý cũng được xóa bỏ khi họ dễ dàng đặt mua và thanh toán những món đồ ở nước ngoài.

Tính trung lập

Bình đẳng cũng là đặc tính được ca ngợi nhiều nhất trên web. Ai cũng có thể bình luận, ủng hộ hay phản đối một sự kiện nào đó. Ngược lại, họ sẽ phải chấp nhận rủi ro khi thông tin liên quan đến họ bị đăng tải trên mạng.

Cơ hội kinh doanh

50 năm trước đây, để xây dựng một doanh nghiệp nhỏ, người ta phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức. Còn ngay nay, họ chỉ cần khoản tiền nhỏ để mua tên miền và khả năng biến những ý tưởng của họ thành hiện thực, như anh chàng triệu phú pixel.

Kho thông tin khổng lồ

Đây chính là điều hấp dẫn số một của web bởi nó cung cấp các dữ liệu đa chiều, từ sách báo, tạp chí, tài liệu của chính phủ đến những thông tin do người sử dụng góp nhặt được để mọi người đối chiếu và tổng hợp thành tri thức của riêng mình.
10 điểm xấu xí của web

1. Những phiền toái của quảng cáo trên trình duyệt
2. Lộ quá nhiều thông tin cá nhân qua Twitter, Facebook, MySpace, YouTube...
3. Hỗ trợ âm mưu, gián điệp như dùng bản đồ Google Maps để lên kế hoạch tấn công một địa điểm.
4. Những trào lưu, sự bắt chước khó chịu.
5. Dễ theo dõi các hoạt động của người khác qua công cụ tìm kiếm.
6. Nghiện Internet đến mức xa lạ với cuộc sống thực.
7. Nội dung khiêu dâm, đồi trụy bị phát tán mạnh.
8. Virus và các phần mềm chứa mã độc.
9. Nguy cơ lừa đảo trực tuyến.
10. Thông tin sai sự thật nhằm đánh bóng tên tuổi, nói xấu người khác và để tuyên truyền, kích động cho các mục đích xấu.

(-Theo Vn E)